Cây kim ngân có xuất xứ từ nước ngoài nhập về nên nếu không biết trồng và chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến trường hợp bị úng gốc, úng rễ. Để khắc phục điều đó, hãy cũng plant.vn tìm hiểu các cách trồng loại cây này nhé!
Đôi nét về cây kim ngân
Cây kim ngân được biết đến bởi ý nghĩa phong thủy rất tốt khi mang đến sự hưng thịnh cho gia chủ. Cây có ưu điểm là một trong những dòng khỏe mà bạn nên có. Dáng cây phong phú từ hình dáng tim đến các dáng một gốc, ba gốc, thêm vào đó còn thêm loại bonsai đời mới. Cây có khả năng tạo sự thu hút với những ai yêu cây cảnh.
Xem thêm: Tại sao nói cây kim ngân hút “tiền vô như nước”?
Trồng cây kim ngân như thế nào?
Các thao tác chuẩn bị để trồng cây kim ngân
Chậu cây
Thông thường cây kim ngân được trồng trong chậu, ít ai trồng ngoài. Chậu trồng không cần quá lớn, chọn chậu có kích thước vừa. Nên chọn chậu rộng tầm 23cm trở lên cho cây phát triển. Cây kim ngân trồng theo kiểu thủy sinh nên chuẩn bị chậu cây chuyên dùng để trồng bán thủy canh.
Thời điểm
Cây hợp với thời tiết khí hậu nóng ẩm, sống ở nhiều môi trường khác nhau nhưng thích hợp nhất từ 18 đến 26 độ C giúp cây phát triển mạnh.
Vị trí
Để cây ở dưới những tán cây lớn và thông thoáng. Cứ khoảng một tuần thì mang ra ngoài ánh sáng để tốt cho cây.
Lựa chọn cây kim ngân như thế nào?
Lựa chọn những cây kim ngân có độ cao vừa phải. Chọn cây khỏe mạnh, màu lá xanh đậm. Nhìn cứng cáp, thân săn chắc khi chạm vào.
Đất trồng
Đất dinh dưỡng tơi xốp, những loại đất thoáng nước nhanh để cây tránh bị úng. Các nguyên liệu dễ tìm kiếm như mụn dừa, tro trấu, đất thịt và phân bò ủ qua men vi sinh. Hỗn hợp đảm bảo giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và thoáng khí. Bạn có thể tham khảo cách trộn hỗn hợp 60% tro và trấu để tạo độ ấm, xốp cho rễ, 15% trấu sống, 20% xơ dừa. Cây kim ngân trồng ở công sở có thể trồng trên đất pha cát hoặc đất giàu chất dinh dưỡng.
Phân bón
Lựa chọn phân NPK 20- 20-15 để tưới cho cây khi chưa có quả. Cách bón như sau: hòa 100g phân hòa với 10 lít nước khuấy đều rồi tưới vào gốc. Có thể dùng 100 – 200gr phân lân, phân tan chậm để dưỡng lá, dưỡng thân, tránh các loại phân nóng dễ gây chết cây như phân hữu cơ.
Hướng dẫn cách trồng cây kim ngân
Cây kim ngân thường được trồng trong đất ở chậu cây khá ít rễ để trang trí không gian nhà ở. Bên cạnh đó, cây còn có thể được trồng theo hình thức bán thủy canh thuận lợi cho những ai bận rộn không có thời gian chăm sóc, tưới nước.
Trồng trong chậu
B1: Bỏ ít sỏi nhỏ vào sưới đáy chậu để tạo độ thông thoáng cho rễ cây phát triển và giúp chậu cây thoát nước tốt.
B2: Cho hỗn hợp đất đã làm vào khoảng ½ chậu rồi đặt cây kim ngân vào.
B3: Giữ cho cây thẳng đứng, ấn chặt phần gốc và đổ phần đất còn lại vào chậu cây.
B4: Tưới nước cho cây kim ngân, ước lượng sao cho phần rẽ ở dưới cũng ngấm nước tránh úng thối phần thân rễ gần mặt chậu.
B5: Để cố định cây ở trong bóng mát đến khi nào thấy cây có những lá mới thì mang ra chỗ muốn đặt.
Trồng bán thủy canh
Khi mua về nếu bạn thích thay đổi cho không gian mới lạ thì có thể trồng theo hình thức bán thủy canh. Từ môi trường đất sang môi trường thủy sinh để làm sao cây sinh ra bộ rễ mới phát triển khỏe mạnh trong môi trường nước. Cây trồng trong đất với rễ khá nhỏ thì sau một thời gian, cây mọc ra những chiếc rễ trắng nõn được mọc ra từ nước.
Xem thêm: Bỏ túi những vị trí thích hợp để trồng cây kim ngân
Tách cây từ đất sang thủy sinh
B1: Để tách đất ra khỏi rể một cây kim ngân lấy từ chậu, bạn cần ngâm đất vào chậu nước vừa phải để đất nhão ra để tách đất một cách dễ dàng hơn. Sau đó loại bỏ hết phần đất dính vào rễ cây. Có thể lấy bình tưới cây để làm sạch đất trên rễ cây.
B2: Sử dụng nước mà bạn có thể uống được để trồng cây kim ngân.
B3: Dùng chất kích rễ bằng cách pha khoảng nữa muỗng nhỏ với phân nửa lượng nước trong chậu.
Không gian
Mặc dù rễ cây ban đầu sau một thời gian sẽ thối dần nhưng bạn không nên cắt bỏ rễ cây ban đầu của cây kim ngân bởi nó vẫn còn tác dụng hút dưỡng chất từ nước lên nuôi cây. Trong trường hợp rễ cây đã thối mà rễ mới chưa mọc ra thì cây kim ngân đó không thể duy trì được nữa và chết.
Đặt chậu cây ở những nơi thoáng mát. Tầm khoảng mười ngày sau bạn sẽ thấy những chiếc rễ mới mọc ra, rễ non nhiều.
Đặt cây vào chậu thủy sinh
B1: Dùng tay vuốt bỏ các rễ cũ bị mục và thối, rửa lại thật sạch phần rễ.
B2: Cho nước mới vào chậu thủy tinh rồi để cây vào. Tiếp tục cho chất kích rễ để giúp các rễ cây được khỏe mạnh hoàn toàn.
B3: Sau ba mươi ngày, bạn kiểm tra cây bằng cách lấy cây ra khỏi chậu. Ấn vào thân cây xem cây có bị thối thân hay không rồi cắt bỏ hết các rễ cũ.
Điều chỉnh
B1: Nếu miệng chậu lớn hơn thân cây thì có thể dùng thêm các mốt cắm hoa vừa phải, kích thước thích hợp để cố định cây.
B2: Mười ngày tiếp theo, bạn sẽ quan sát thấy cây hút nước khá mạnh. Rễ đã nhiều và khỏe để hút nước cùng chất dinh dưỡng lên nuôi thân cây. So với các loại cây cảnh khác, cây kim ngân thủy sinh hút nước nhiều hơn.
Công đoạn cuối cùng là thay nước thêm lần nữa cho cây. Đặc biệt, lần này không dùng chất kích rễ hay dung dịch thủy sinh nữa nhưng theo định kì hàng tháng bạn nên pha ba đến năm giọt dung dịch thủy sinh để bổ sung dưỡng chất cho cây.
Thay nước
Nên thay nước liên tục, nếu bộ rễ cây kim ngân khỏe mạnh thì có thể hai tuần đến một tháng thay nước một lần để tránh chết cây. Khi trồng cây kim ngân ngoài trời thì ba ngày tưới nước một lần. Mỗi lần tưới chỉ cần 150ml quanh gốc cây.
Nếu để cây ở sân có nắng thì chú ý che lưới để tránh ánh nắng trực tiếp gây héo lá.
Lời kết
Như vậy, plant.vn đã vừa chia sẽ xong các cách trồng cây kim ngân. Bên cạnh đó là từng bước làm giúp bạn có thể tham khảo để trồng cây kim ngân đúng cách. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn thực hiện thành công!
Xem thêm: Bỏ túi những vị trí để trưng bày cây kim ngân (p2)
Người viết: Mỹ Linh