Tại sao nói cây kim ngân hút “tiền vô như nước”?

Mang lại không gian trong lành, gần gũi với tự nhiên cho người sở hữu. Cây kim ngân đã và đang được rất nhiều giới yêu cây cảnh yêu thích. Hãy cũng plant.vn tìm hiểu về loại cây này nhé! 

Đôi nét về cây kim ngân 

Cây kim ngân là loài thực vật có hoa mang họ Cẩm quỳ. Một số tài liệu tiếng Việt về thực vật học gọi là họ Bông hay họ Dâm bụt. Cây thuộc chi thực vật Pachira, loài cây gỗ nhiệt đới phân bố trong khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Phi và Ấn Độ. Tên khoa học của loại cây này là Pachira aquatica

Cây kim ngân (Nguồn: CMT Garden)

Đặc điểm của cây kim ngân

Cây kim ngân có nhiều ưu điểm của một loại cây cảnh như về hình dáng. Các đặc điểm thuộc yếu tố của cây như lá, hoa, thân. Cây có các loại như kim ngân ba gốc, kim ngân hình tim, kim ngân thắt bím.

Các loại thân của cây (Nguồn: Anber.vn)

Hình dáng: Cây kim ngân cao khoảng 30-100 cm. Khi dùng trưng bày trong nhà có dáng nhỏ. Sự đơn giản, không cầu kỳ toát lên vẻ đẹp tinh tế, nhẹ nhàng mà không kém phần sang trọng. Cây có dáng lớn hơn có thể cao đến 6 m, thường trồng ở ngoài trời, trong vườn. 

Cây kim ngân trưng bày trong nhà (Nguồn: Green Sculpture)

Lá: Lá cây kim ngân có màu xanh đậm, bóng và dày. Dáng lá hình bầu dục. Hai đầu thuôn nhọn, mọc đối xứng nhau. Một nhánh thường có 5 cánh lá.

Lá của cây kim ngân (nguồn: Gotrangtri.vn)

Thân: Cây kim ngân không còn xa lạ với giới mê bonsai. Thân cây có nhiều loại khác nhau tùy vào mục đích, nhu cầu của người mua. Một vài đặc điểm thân có thể kể đến như thân to, ba thân kết bím hoặc ba củ, năm thân kết bím hoặc năm củ.

Thân cây kim ngân các loại (Ảnh sưu tầm)

Công dụng: tạo không gian đầy sức sống

Cuộc sống luôn khiến con người lo toan bộn bề. Từ công việc cho đến đời sống, tình cảm nên dẫn đến tinh thần căng thẳng. Thêm vào đó, các khí thoát ra từ các thiết bị điện tử về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Cây xanh rất thân thiện và mang lại hữu ích với con người ở nhiều phương diện. Việc chú ý tạo không gian nhiều cây xanh là vô cùng quan trọng. Cây kim ngân lại đáp ứng được những nhu cầu tối ưu, nâng cao chất lượng đời sống ngày nay. Dưới đây là một vài công dụng của cây kim ngân.

  • Tạo mỹ quan cho không gian nhà ở, công ty.
Hình dáng năm thân thắt bím to của cây tạo không gian thư giãn (nguồn: Hoa kiểng Nguyễn Thanh)
  • Thanh lọc không khí, loại bỏ các khí có hại cho sức khỏe con người.
Cây kim ngân để bàn (Ảnh sưu tầm)
  • Có hiệu quả trong việc giảm stress, mang lại sự thư giãn, cảm giác thoải mái.
  • Cây phù hợp để được trong phòng ngủ bởi đặc tính nhả khí oxi vào ban đêm. Từ đó, giúp cải thiện giấc ngủ sau một ngày căng thẳng.

Tùy vào kích thước để lựa chọn vị trí đặt cây phù hợp. Cây to, lớn có thể đặt ở công ty, sảnh nhà hàng, khách sạn. Các cây có kích thước vừa và nhỏ có thể bố trí trong văn phòng, bàn làm việc để phát huy công dụng của cây.

Cây kim ngân trưng bày ở công ty (Nguồn: Anber.vn)

Ý nghĩa “thu hút tiền” và mang lại cuộc sống “thịnh vượng”

1/ Tiền tài, danh vọng

Như cái tên kim ngân, “kim” theo nghĩa Hán Việt nghĩa là tiền, vàng. Như vậy, ta thấy cái tên của cây đầy lấp lánh và sang trọng. Cũng từ đó mà tạo nên ý nghĩa thu hút sự giàu có, tiền tài và thịnh vượng. Thêm nữa là chùm quả xum xuê, đỏ rực mang ý nghĩa gặt hái nhiều may mắn, đạt được thành công. Thân to gọi là trụ thiên mang nghĩa trọc trời khuấy nước, thích hợp người có hoài bão lớn.

2/ Tam tài

Thân cây kim ngân có đặc điểm nhiều loại, điển hình là có loại thân to, có loại thân được kết hợp bởi ba thân kết thành bím,… mang những ý nghĩa riêng. 

Hình dáng ba thân kết bím của cây mang lại tam tài (Ảnh sưu tầm)

Cây có ba thân kết bím hoặc ba củ thì mang ý nghĩa tam tài: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

3/ Phúc, lộc, thọ, an, khang

Những cây kim ngân có năm thân bím hoặc 5 củ mang ý nghĩa cửu phúc: phúc, lộc, thọ, an, khang. Có tài liệu cho rằng trên trên mỗi cuống lá của cây  có 5 lá lần lượt tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Năm yếu tố có trong cây kim ngân cho thấy sự cân bằng trong cuộc sống.

Hình dáng năm thân thắt bím to của cây (nguồn: Hoa kiểng Nguyễn Thanh)

Chăm sóc cây kim ngân như thế nào cho đúng?

Tưới nước: Cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho rễ cây. Một tuần nên tưới ba lần, chú ý tưới nước sao cho rễ trong đất ở phần dưới chậu ngấm đủ. Không tưới nhiều nước vì sẽ dễ bị thối gốc cũng như tưới quá ít khiến rễ ở dưới không hút được nước. Phần trên rễ bị ngấm quá nhiều nước, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây hại phát triển, xâm nhập vào các vị trí bị tổn thương trên cây.

Tưới nước cho cây kim ngân (Nguồn: aFamily)

Ánh sáng: Đây là yếu tố quan trọng cho việc phát triển của cây. Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ để cây có thể quang hợp tốt và có màu sắc tươi xanh. Tránh để ở nơi có ánh nắng gay gắt vào buổi trưa vì dễ gây cháy, héo lá.

Đặt cây ở nơi có ánh sáng phù hợp (Nguồn: Green Sculpture)

Vệ sinh: Mỗi năm nên thay đất cho cây một lần để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của cây. 

Lời kết 

Trên đây, plant.vn đã vừa giới thiệu cũng như chia sẻ về những giá trị mà cây kim ngân mang lại cho đời sống con người. Mong rằng giúp bạn có thêm sự lựa chọn để làm mới không gian sống!

Xem thêm: Cây Trầu Bà Thanh Xuân: loại cây cao sang dễ trồng

Người viết: Mỹ Linh

Leave a Reply

error: Content is protected !!