Tại sao nói cây Tùng La Hán lại được yêu thích tại Tam Đảo

Đặc điểm về cây_Ảnh sưu tầm

Tại sao cây Tùng La Hán tại Tam Đảo lại được yêu thích? Cây Tùng La Hán hay còn gọi là cây Vạn Niên Tùng, cây Thông Lá To, cây Thông Lá Tùng. Tùng La Hán là loại cây đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Vậy, tại sao nó lại được yêu thích và cách chăm sóc cây như thế nào? Hãy cùng plant.vn tìm hiểu qua bài dưới đây.

Cây Tùng La Hán_Ảnh sưu tầm
Cây Tùng La Hán_Ảnh sưu tầm

Giới thiệu về cây Tùng La Hán

Cây Tùng La Hán (hay còn gọi là cây Vạn Niên Tùng). Đây là loại cây thân gỗ lâu năm, tuổi thọ cao lên đến vài trăm năm. Chúng có nguồn gốc từ Nhật BảnTrung Quốc. Đây là một trong những loại cây cảnh được giới chơi cây cảnh đặc biệt yêu thích. Lá cây xanh quanh năm, thuôn dài, mọc đối xứng hoặc mọc xen kẽ. Gốc cây đẹp, càng già thì gốc cây càng xù xì, cổ kính. Trồng cây cảnh trong sân vườn không chỉ là sở thích của nhiều người.

Ngoài ra cây còn giúp không gian sống được bao phủ bởi màu xanh giúp không khí trong lành. Làm cho ta cảm giác thư thái, dễ chịu, giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống. Đó là lý do vì sao những loại cây cảnh có dáng đẹp, tán lá nhỏ, hoa đẹp. Được các gia chủ lựa chọn trồng trong nhà phố, trên ban công , trong không gian nhỏ hẹp.

Một trong những loại cây hội tụ đầy đủ những ưu điểm như dáng đẹp, thân dễ uốn đó chính là cây tùng la hán. Đây là câythân gỗ có thể trồng ngoài trời, làm cây cảnh trong nhà đều rất thích hợp.

Đặc điểm về cây_Ảnh sưu tầm
Đặc điểm về cây_Ảnh sưu tầm

Đặc điểm của cây Tùng La Hán

  • Hình dáng: Cây tùng la hán là cây gỗ lớn, vỏ ngoài màu nâu, thường sần sùi. Có nhiều vết nứt ngang dọc tạo thành vảy trên thân.
  • Cành: Xếp thành tầng ngang, gốc cành càng dài, tán càng rộng. Cây càng cao thì cành sẽ thu ngắn dần tán nhỏ lại.
  • Kích thước: Cây có thể cao tới 20m và đường kính khoảng 30 cm. Đối với cây Bonsai chỉ nên để chiều cao từ 1 đến 2 mét.
  • Lá: Cây vạn niên tùng có lá hình kim dài, nhỏ nhọn và thưa xen kẽ. Lá non chuyển sang màu xanh nhạt, khi già chuyển sang màu xanh đậm.
  • Hoa: Bông hoa có màu trắng đơn sắc. Hoa đực là hoa hình trụ dài mọc lẻ loi ở đầu cành. Bông hoa cái có lá bắc và lá noãn dính vào với nhau.
  • Quả: Vỏ có nhiều mắt nhọn và lởm chởm. Quả có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu nâu khi quả già. Vào tháng 11, 12 âm lịch, quả sẽ được thu hoạch.
Cây được rất nhiều người yêu quý bởi dáng vẻ và đem tới sự may mắn_Ảnh sưu tầm
Cây được rất nhiều người yêu quý bởi dáng vẻ và đem tới sự may mắn_Ảnh sưu tầm

Tại sao Tùng La Hán lại được rất nhiều người yêu thích?

Trong quan niệm phong thủy cây Tùng La Hán mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho người sở hữu. Vì vậy mà Tùng La Hán được rất nhiều người yêu thích. Cụ thể cây mang lại những ý nghĩa như sau:

  • Mang lại may mắn, bình an
  • Sự phồn vinh, thịnh vượng
  • Mang lại tài lộc
  • Thể hiện khí phách người anh hùng
  • Đặc biệt, cây Tùng La Hán còn tượng trưng cho chữ Thọ
Cây mang đến nhiều sự may mắn_Ảnh sưu tầm
Cây mang đến nhiều sự may mắn_Ảnh sưu tầm

Các kiểu dáng của cây tùng la hán

Tùy vào mục đích sử dụng mà cây vạn niên tùng được trồng để tạo dáng cây cảnh bonsai. Làm cây cảnh trong sân vườn hay làm cây xanh được trồng trong các đô thị.

 – Làm cây xanh được trồng trong các đô thị

Cây vạn niên tùng cỡ lớn thường được trồng trên các tuyến phố trang trọng, làm đẹp cho phố phường. Hay tại các sân vườn của các khách sạn lớn, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Cây tùng la hán thường tô điểm cho sân vườn thêm vẻ đẹp trang nghiêm. Toát lên vẻ quý phái với nét đẹp tự nhiên, phong trần vốn có.

Cây Tùng La Hán trong khu đô thị_Ảnh sưu tầm
Cây Tùng La Hán trong khu đô thị_Ảnh sưu tầm

– Tạo dáng cây cảnh Bonsai

Cây Bonsai thường được trồng trong chậu. Kích thước của cây không quá lớn nên dễ dàng di chuyển, chăm sóc và tạo dáng. Cây Bonsai được người Nhật trồng từ hạt giống, chăm sóc, nuôi dưỡng. Tạo dáng thành các thế đẹp như dáng thác đổ, dáng đứng, dáng ngang… Điểm chung của loài cây này là kiểu dáng phong trần, cuốn hút và mang một ý nghĩa rất riêng.

Cây Tùng La Hán khi được tạo dáng_Ảnh sưu tầm
Cây Tùng La Hán khi được tạo dáng_Ảnh sưu tầm

– Làm cây cảnh trong sân vườn

Cây Tùng La Hán là loài cây tâm linh đặc biệt nên được trồng nhiều ở các đình, chùa. Cùng với kiểu sân vườn Nhật Bản hay sân vườn nhỏ đẹp mang phong cách cổ điển. Trồng cây Tùng La Hán với thảm cỏ nền sẽ bộc lộ hết vị thế uy nghiêm, trang trọng của nó. Trong nghệ thuật chơi cây cảnh, cây vạn niên tùng thường giữ vị trí độc tôn. Với những siêu phẩm về giá trị nhân văn cũng như vẻ đẹp cuốn hút. Cây sẽ ngày càng đẹp hơn khi nó được uốn lượn dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân.

Cây Tùng La Hán_Ảnh sưu tầm
Cây Tùng La Hán_Ảnh sưu tầm

Những cách trồng cây Tùng La Hán

Tùy theo mục đích trồng cây Tùng La Hán mà người ta có thể chọn cách trồng khác nhau. Thông thường có 2 cách trồng Tùng La Hán như sau:

+ Trồng bằng hạt

Tại các vườn ươm, cách phổ biến nhất để trồng Tùng La Hán là trồng bằng hạt. Hạt Tùng La Hán được lựa chọn kỹ lưỡng và ươm trong bầu đất. Họ ươm cây để chăm sóc thành cây cảnh cơ lớn làm hàng hóa. Những nghệ nhân bonsai cũng chọn cách này để tạo tác phẩm bonsai từ Tùng La Hán. Cây con được chăm sóc, tưới tắm và uốn nắn, tạo dáng theo ý tưởng của người nghệ nhân.

Để trồng Tùng La Hán bằng cách này bạn cần chọn quả chín đỏ, quả già hẳn. Gieo toàn bộ hạt trên khay đất ẩm rồi để ở vị trí râm mát. Chú ý tưới nước để giữ ẩm thường xuyên cho khay đất ươm hạt. Sau 1 – 2 tháng, hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con. Khi cây đã lên được khoảng 7 – 8cm thì có thể đánh cây để trồng trong bầu riêng. Thời điểm ươm hạt tốt nhất là vào mùa xuân.

+ Giâm cành

Đây là phương pháp nhân giống khá đặc biệt của loại cây này. Bạn chỉ cần chọn cành tùng bánh tẻ, cắt đoạn dài 15 – 20 cm. Nên dùng thêm thuốc kích thích mọc rễ với phương pháp này. Sau đó cắm cành vào bầu đất ẩm. Đặt cây trong bóng râm 30 – 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng. Khi cây được 80cm trở lên mới đem trồng xuống đất.

+ Trồng bằng cây con

Những người yêu cây cảnh thường chọn cây con để trồng và tạo dáng như ý muốn. Hoặc đơn giản là trồng cây con trong vườn để cây phát triển một cách tự nhiên. Bởi cây Tùng La Hán mọc tự nhiên với dáng dấp phong trần cũng đã đủ cuốn hút rồi.

Cây Tùng La Hán được trồng bằng ươm hạt_Ảnh sưu tầm
Cây Tùng La Hán được trồng bằng ươm hạt_Ảnh sưu tầm

Cách chăm sóc cây Tùng La Hán

Khi chăm sóc Tùng La Hán, cần lưu ý những yếu tố sau:

+ Ánh sáng

Tùng La Hán là cây ưa ánh sáng, thích cường độ ánh sáng mạnh. Tuy nhiên cây vẫn thích nghi được với môi trường bóng râm. Do đó, chúng được dùng làm cây cảnh trang trí ở các tiền sảnh lớn. Sống trong tự nhiên, cây thích nghi với nguồn ánh biên độ lớn, phát triển tốt, dáng dấp phong trần. Còn nếu sống trong môi trường bóng râm quá nhiều. Cây rất dễ bị yếu cành, lá không được xanh tốt, tán thưa. Nếu để chậu cây Tùng La Hán trong nhà nên cho cây ra phơi nắng mỗi tuần 1 – 2 lần. Để cây hấp thụ ánh sáng, giúp cây quang hợp, giữ màu xanh cho lá.

+ Nhiệt độ

Tùng La Hán có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt. Có nghĩa là chịu lạnh và chịu nóng đều tốt. Nhưng thông thường, cây ưa nhiệt độ ấm hơn. Loại cây này thích hợp với nhiệt độ nóng ẩm từ 18-25 độ. Vào mùa đông cây thường cằn cỗi hơn nhưng vẫn phát triển được. Đây là loại cây có sức sống rất bền.

+ Độ ẩm

Cây Tùng La Hán chịu hạn tốt nhưng không có nghĩa là không cần tưới nước cho cây. Tùy kích cỡ của từng cây mà người trồng nên ước lượng lượng nước tưới trong tuần. Không nhất thiết ngày nào cũng tưới nước nhưng vẫn cần cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho cây. Như thế lá cây mới xanh bóng, không bị rụng. Nhất là mùa đông cần lưu ý cung cấp nước thường xuyên nhưng không cần quá nhiều. Tránh tưới thừa nước là úng rễ cây.

+ Đất trồng

Tùng La Hán thích hợp với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ. Nhiều người khi trồng Tùng La Hán thường lấy đất bùn dưới ao rồi phơi khô, đập nhỏ để trồng. Chọn đất tơi một chút. Khi cây đã cứng cáp thì tưới nước vừa phải, tránh tưới quá nhiều nước. Không nên để đất quá khô nhưng cũng tránh quá ẩm.

+ Bón phân

Với từng kiểu cây, bạn cần có cách bón phân hợp lý. Nhất là cây cảnh trong nhà bonsai thì cần phải có định lượng bón phân vừa phải. Tránh bón quá nhiều khiến cây phát triển nhanh, phá dáng. Cây Tùng La Hán thích nghi tốt ở môi trường cằn cỗi, khắc nghiệt. Thế nên dáng cân phong sương và cuốn hút.

Khi bón phân cần chú ý, nên chủ yếu là bón phân đạm. Bón làm nhiều lần trong năm, không nên quá nhiều phân một lúc. Chú ý đất khi chuyển chậu cũng cần phải đảm bảo dinh dưỡng hợp lý. Tốt nhất nên chọn đất trộn với phân hữu cơ đã hoai mục, với tỉ lệ 20-30% phân hữu cơ, 30% vỏ trấu, 40-50% xơ dừa.

Cây Tùng La Hán cần được chăm sóc cẩn thận
Cây Tùng La Hán cần được chăm sóc cẩn thận

+ Phòng trừ sâu bệnh cho cây Tùng La Hán

Cây thường gặp một số bệnh như trùng vỏ cứng, đốm lá, rầy mềm, sâu vẽ bùa, rệp sáp đỏ. Chú ý quan sát để phát hiện bệnh đặc biệt là mùa hè. Sâu bệnh thường tấn công nhất khi cây ra đọt non. Do đó, cần chú ý quan sát khi chăm sóc cây để phòng bệnh kịp thời. Nếu khi phát hiện cây có sâu bệnh cần tiến hành phun bằng thuốc đặc trị theo sự hướng dẫn. Hoặc phải ngắt hết lá đã có hiện tượng úa. Có hiện tượng bị sâu phá hoại để tránh lây lan bệnh rộng hơn.

Trên đây, plant.vn đã cho bạn biết về lý do tại sao cây được yêu thích và cách trồng. Mong là, với những chia sẻ trên giúp ích đến bạn.

Leave a Reply

error: Content is protected !!