Tại sao bạn nên có 1 chậu rau răm trong nhà? (P1)

 

Rau răm là một loại rau rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Không những có các đặc tính như cay nóng, tính ấm, tiêu thực,.. mà còn có một mùi thơm rất đặc trưng. Chính vì thế mà rau răm hầu như xuất hiện rất nhiều trong các món ăn. Ngoài ra rau răm còn có nhiều công dụng giúp chữa bệnh mà không hẳn ai cũng biết. Hãy cùng plant.vn tìm hiểu về loại rau này nhé.

Đôi nét về rau răm

Rau răm hay thủy liễu có tên khoa học là Polygonum Odoratum Lour. Thuộc họ nhà cây thân thảo, cây có đặc tính ưa nước, thường sinh trưởng ở nơi có điều kiện ẩm ướt, chịu nóng tốt. Thân cây cao chừng 30-45 cm và rễ được mọc ra từ các đốt. Lá thường có cuống rất ngắn, mọc so le nhìn giống hình bầu dục như ngọn giáo. Và hoa hợp thành bông dài, hẹp, mảnh. Quả nhỏ, có 3 cạnh, nhọn hai đầu, nhẵn và bóng.

Công dụng của rau răm

Theo đông y, lá rau răm có tính ấm, vị cay, mùi thơm với những tác dụng tán hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, sát trùng, hoạt huyết tiêu độc, cấm tả lỵ, minh mục, ích trí. Vì vậy thường được dùng chữa cảm, vết thương do rắn, rết cắn, khử trừ giun sán… Chính vì thế bạn nên trồng lấy một chậu rau răm trong nhà nhé.

1. Chữa cảm cúm 

Như đã giới thiệu ở trên, lá rau răm có tính ấm, tán hàn nên sẽ là lựa chọn phù hợp cho những ai đang bị cảm. Với những bạn bị cảm không quá nặng, khi áp dụng phương pháp này sẽ cảm thấy hiệu quả rất rõ. 

Vì vậy, để phát huy công dụng tốt nhất, bạn hãy làm theo 1 trong 2 cách dưới đây:

  • Cách 1: Giã nát một nắm lá rau răm cùng với 3 lát gừng, lấy phần nước để uống cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt.
  • Cách 2: Sắc thuốc để uống mỗi ngày theo công thức sau: 20g lá rau răm, 20g tía tô, xương bồ 16g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g. 
  •            Bài thuốc chữa cảm cúm với rau răm và gừng (Ảnh: google)

2. Trị viêm da cơ địa

Rau răm có chứa nhiều thành phần hoạt chất như: α-humulene, β-caryophyllene, decanol, decanal, dodecanal,… giúp ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn hay nấm gây các tổn thương ngoài da. Hơn thế nữa, tác dụng của chúng tương đương như các loại thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

                    Bài thuốc trị viêm da cơ địa bằng rau răm và muối biển (Ảnh: Google)

Phương pháp đơn giản và phổ biến nhất là ngâm tay/chân với nước ấm có tinh chất lá rau răm kết hợp muối biển. Bạn chỉ cần đun sôi 1,5l nước, sau đó bỏ rau răm vào và tắt bếp. Tiếp đến, bạn cho thêm 1 thìa muối biển vào khuấy tan. Sau đó, chờ nước nguội bớt thì tiến hành ngâm tay chân bị viêm da cơ địa trong 10-15 phút. Cuối cùng lau khô và thoa kèm 1 lớp kem dưỡng ẩm lành tính. Kiên trì thực hiện, 1 tháng sau đó bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ đó!

3. Giảm độc tính khi bị rắn cắn

Khi vô tình bị rắn hay còn gọi là “bé na” cắn trúng, chúng ta cần có biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời để ngăn ngừa nguy hiểm cho người bị cắn.

                          Bài thuốc chữa rắn cắn bằng nước cốt rau răm (Ảnh: Google) 

Plant.vn sẽ giới thiệu cho các bạn thông tin về bài thuốc chữa rắn cắn tham khảo được từ lương y Nguyễn Hồng Siêm – Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội: 

Rau răm một nắm rửa sạch, giã (vò) nát lấy nước cho nạn nhân uống trực tiếp. Còn bã xác thì đắp lên nơi bị cắn, tìm kiếm một miếng vải tương tự để băng lại. Sau đó nhanh chóng tìm cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Cách này vừa giảm được độc tính từ bên trong, vừa làm dịu vết cắn ở bên ngoài.

Lời kết

Với 3 lợi ích trên cũng đủ để bạn thấy việc nên có một chậu rau răm trong nhà. Nếu cảm thấy hứng thú về chủ đề này, bạn hãy để lại ý kiến ở phần comment để chúng ta có thể dễ dàng trao đổi với nhau hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi cùng plant.vn, hẹn gặp các bạn ở bài viết khác!

Xem thêm: Sống trẻ, khỏe cùng rau cần tây

Người viết: Minh Đạt

Leave a Reply

error: Content is protected !!