Ớt chuông ngọt là một loại cây trồng mùa nóng với thời gian sinh trưởng dài (60 đến 90 ngày). Vậy cách tốt nhất để tăng năng suất ớt chuông là gì? Hãy xem hướng dẫn của plant.vn để trồng và thu hoạch những quả ớt chuông khỏe mạnh ngay tại bài viết này nhé!
Nhiều người trồng ớt trong nhà để giúp họ có một khởi đầu thuận lợi và may mắn! Nếu bạn không có đủ dụng cụ để trồng bạn có thể mua chúng ở cửa hàng cây giống.
Những câu hỏi thường gặp về ớt chuông
Ớt có màu sắc khác nhau có phải từ các loại cây khác nhau không?
Đáng ngạc nhiên là ớt chuông xanh và ớt chuông đỏ mà chúng ta thường thấy thực sự là cùng một cây. Ớt chuông đỏ thì sẽ được dưỡng trên cây lâu hơn. Điều này sẽ thay đổi màu sắc của chúng và cho phép chúng phát triển hàm lượng Vitamin C cao hơn. Ớt trưởng thành hơn cũng có xu hướng ngọt hơn các loại ớt xanh.
Tuy nhiên, trong thực tế, có khá nhiều loại ớt chuông, bao gồm cả màu tím, vàng, cam, trắng và nâu.
Những quả ớt chuông nhiều màu (ảnh sưu tầm)
Có ớt đực và ớt cái không?
Có một huyền thoại phổ biến nói rằng quả ớt có thể là quả đực hoặc quả cái. Sự khác biệt giữa chúng là ớt đực có 3 u ở dưới và ngon hơn để nấu ăn, trong khi ớt cái có 4 u, có nhiều hạt hơn, ngọt hơn nên phù hợp để ăn sống. Đây không phải là sự thật! Ớt chuông không có giới tính và bất kỳ sự khác biệt rõ ràng nào giữa các loại quả. Do đó việc gọi quả ớt chuông đực, cái chỉ đơn giản là mẹo để phân biệt quả dựa trên kết quả của điều kiện trồng trọt hoặc giống.
Thời gian trồng ớt chuông
- Nếu bạn đang gieo ớt trong nhà, hãy xới chúng sớm vào mùa xuân để có thêm thời gian gieo trồng trong suốt mùa hè! Bắt đầu gieo hạt trong nhà từ 8 đến 10 tuần trước ngày cuối của mùa xuân. Ớt chuông sẽ nảy mầm nhanh nhất ở 25-32°C.
- Nếu trồng từ cây cấy mua trong vườn ươm, hãy trồng chúng ngoài trời từ 2 đến 3 tuần. Đảm bảo làm cứng cây non trước khi trồng ngoài trời, vì ớt rất nhạy cảm với nhiệt độ mát.
Cây ớt chuông non (Ảnh sưu tầm)
Chọn giống
Ớt chuông được trồng có hai loại chính là cho trái đỏ hoặc vàng khi chín. Hai nhóm chính được trồng là quả có vỏ xanh đậm khi non và khi chín chuyển sang đỏ, trong khi đó nhóm còn lại có vỏ xanh đậm khi non và khi chín chuyển sang màu vàng.
Nên chọn hạt giống, hoặc cây con có khả năng kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao giúp quá trình canh tác thuận lợi và cho năng suất cao.
Làm đất
Cây ớt đỏ ưa trồng ở khu vực có đất đai màu mỡ, hoặc là đất cát pha thịt nhẹ. Chọn đất thích hợp giúp cây cho hiệu quả cao, cũng đảm bảo đạt năng suất lý tưởng như yêu cầu.
Đất trồng có độ pH lý tưởng từ 5.5-7, cần tiến hành cày xới làm đất nhằm đảm bảo độ tơi xốp cần thiết. Bên cạnh đó, đất trồng ớt ngọt yêu cầu cần được bón phân lót, bón vôi và phơi ải thời gian từ 7-10 ngày trước khi gieo trồng.
Làm sạch cỏ, xử lý mầm bệnh triệt để nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến cây. Ngoài ra, chú ý tới hệ thống thoát nước cho đất trồng vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo giúp cây trồng có được điều kiện sinh trưởng tốt.
Kỹ thuật trồng ớt chuông
Quá trình trồng ớt chuông cần tiến hành qua nhiều công đoạn, nhiều bước khác nhau. Trong đó các bước chính cần thực hiện chính là:
- Ngâm ủ hạt giống: hạt giống đạt chuẩn, khả năng kháng bệnh tốt sau khi đã mua về chúng ta ngâm trong nước ấm 50°C trong khoảng từ 6-10 giờ. Việc ngâm trước khi gieo giúp hạt giống dễ dàng nảy mầm hơn.
- Gieo hạt: sau khi đã ngâm đủ thời gian thì lúc này tiến hành gieo hạt vào các khay ươm. Nếu không chuẩn bị được khay ươm chúng ta có thể cân nhắc dùng hộp nhựa có đục lỗ. Hạt sau khi gieo tiến hành phủ lên một lớp đất mỏng khoảng 1cm và tưới nhẹ nước.
- Trồng cây: quá trình gieo hạt sau khi thực hiện được khoảng 30-35 ngày tuổi thì mang đi trồng. Dùng bay xới nhẹ nhàng vào các lỗ đã đục sẵn sau đó đặt cây con vào bên trong, tưới nhẹ tại vị trí gốc sau khi đã lấp đất giúp gốc cây chặt hơn.
Lưu ý trong chăm sóc ớt chuông
Chăm sóc cây ớt ngọt không quá phức tạp song đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu một cách chi tiết, áp dụng chuẩn xác. Chăm sóc đúng cách, đúng kỹ thuật đảm bảo giúp cây trồng có được điều kiện phát triển tốt, lớn lên khỏe mạnh.
Tưới nước
Tưới nước đều đặn và thường xuyên nhằm giúp duy trì được độ ẩm thích hợp. Việc kiểm tra độ ẩm cho canh tác cây ớt ngọt cần tiến hành đều đặn hàng ngày. Độ ẩm khoảng 70 – 80% là hợp lý để đảm bảo rễ cây không bị ngập úng gây chết cây, hoặc khiến mầm bệnh có điều kiện phát triển, sinh sôi.
Tưới nước đều đặn cho ớt chuông (ảnh sưu tầm)
Tỉa nhánh
Khi cay phát triển tới chiều cao khoảng 20cm thì nên tỉa bớt nhánh. Tỉa đi những cành ở phía dưới, cũng như những lá ở phần thân giúp cây phân tán rộng rãi. Đồng thời cũng giúp phần gốc thông thoáng, tránh tình trạng ẩm thấp để mầm bệnh xuất hiện.
Thu hoạch
Khi cây bắt đầu ra quả, hãy hái ngay khi chúng đã đạt đủ kích thước và màu sắc. Việc hái thường xuyên sẽ khuyến khích cây ra nhiều hoa hơn và tất nhiên là có nhiều quả hơn.
Ớt chuông ở trên cây càng lâu thì chúng càng ngọt và hàm lượng vitamin C càng lớn.
Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt ớt cho sạch cây.
Ớt có thể được bảo quản lạnh trong túi nhựa lên đến 10 ngày sau khi thu hoạch.
Ngoài ra, ớt chuông có thể được bảo quản bằng cách sấy khô nguyên hạt trong máy khử nước hoặc bất kỳ nơi nào ấm áp với luồng không khí tốt.
Ớt chuông sấy (ảnh sưu tầm)
Trên đây là những mẹo giúp bạn trồng và bảo quản ớt chuông tại nhà. Hãy nhanh tay áp dụng ngay để có cho mình một chậu ớt chuông xanh, sạch và an toàn nào!
Xem thêm cách trồng ớt cay tại đây!
Tuyết Ngân