Kỹ thuật trồng tỏi thuỷ canh

bìa

Hiện nay, trồng tỏi thuỷ canh là phương pháp đơn giản đang được nhiều người  xôn xao chia sẻ. Bạn có thể tự trồng tỏi để cung cấp nguyên liệu sạch cho chính gia đình. Nào, cùng bắt tay với plant.vn tìm hiểu phương pháp này nhé.

Xem thêm: Giới thiệu chung về củ tỏi

Giới thiệu về phương pháp trồng tỏi thuỷ canh

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới phù hợp trồng rất nhiều loại cây trồng khác nhau. Người dân hiện nay đang được hưởng rất nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học sáng tạo. Trước đây, mọi người chỉ biết trồng trọt canh tác trên đất thủ công. Ngày nay với trình độ khoa học tiến bộ đã có nhiều hình thức canh tác mới như thủy canh hay khí canh. 

Phương pháp trồng tỏi thuỷ canh (Ảnh sưu tầm)
Phương pháp trồng tỏi thuỷ canh (Ảnh sưu tầm)

Hiện nay, thủy canh đang được áp dụng để trồng trọt rất hiệu quả, kể cả áp dụng với diện tích lớn hay trong từng hộ gia đình. Trong đó, tỏi là cây trồng được áp dụng để  cho ra năng suất vượt trội. Cách này giúp tiết kiệm không gian và đặc biệt không cần sử dụng đến đất trồng.

Trồng tỏi thủy canh các bạn không cần chuẩn bị quá nhiều. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số loại vật dụng, dụng cụ cần thiết là đã có thể trồng được gia vị phục vụ cho nhu cầu cá nhân rồi.

Tìm hiểu đôi nét về công dụng của tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị trong món ăn mà nó còn mang đến nhiều lợi ích. Đặc biệt là cho lợi ích sức khỏe của người dùng từ trẻ nhỏ đến người già. Nếu bạn thường xuyên ăn tỏi, nó sẽ giúp bạn kháng viêm, cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Công dụng của củ tỏi (Ảnh sưu tầm)
Công dụng của củ tỏi (Ảnh sưu tầm)

Trong tỏi có chứa chất allicin đây là thành phần được sử dụng như một tác nhân ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và cả virut. Nó cũng rất giàu Vitamin C, B1, B6, E, photpho và sắt. Đây là nguồn dinh dưỡng, kháng sinh tự nhiên cực tốt trị cảm cúm thông thường, giảm huyết áp, phòng chống ung thư. Bên cạnh đó, nó còn cải thiện đáng kể hệ xương, giảm lượng cholesterol trong máu. Trong nó còn có giàu chất chống oxy hóa giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Xem thêm: Tỏi – Nguyên liệu quen thuộc có công dụng khiến bạn bất ngờ

Hướng dẫn cách trồng tỏi thuỷ canh tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

  • Thùng xốp: Yêu cầu thùng xốp đủ to để trồng tỏi bên trong. Phía dưới thùng xốp nên được đục lỗ nhỏ vừa đủ để tiện cho quá trình thoát nước và phát triển của cây. Ngoài ra bạn cũng có thể trồng tỏi bằng bất cứ dụng cụ nào, chẳng hạn cốc nước, chai nhựa,…
  • Rọ thủy canh: Rọ thủy canh được sử dụng để đựng giá thể trồng tỏi. Các bạn nên chọn loại bằng nhựa tốt, kích thước vừa đủ với không gian phù hợp cho cây phát triển nhé.
  • Bút đo độ pH và PPM: Khi trồng cây thủy canh điều quan trọng các bạn cần phải lưu ý đó là đảm bảo độ pH vừa đủ của giá thể. Do đó nên chuẩn bị thêm bút đo độ pH cùng PPM để giúp quá trình trồng tỏi thêm hiệu quả nhé. Nếu bạn trồng số lượng quá ít thì có thể không cần đến dụng cụ này.
  • Dung dịch thủy canh: Dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Các bạn hãy chọn loại dung dịch thủy canh thích hợp với cây tỏi. Bên cạnh đó, tìm hiểu cách pha với nước theo tỷ lệ phù hợp để làm theo.
  • Bình phun nước/ Hệ thống tưới tiêu: Nếu bạn trồng tỏi thủy canh với quy mô lớn cần xây dựng hệ thống tưới tiêu. Còn nếu chỉ trồng trong nhà thì nên chuẩn bị bình tưới nước để cung cấp nước, giữ độ ẩm cho giá thể.
  • Giống tỏi: Lựa chọn giống tỏi các bạn muốn để trồng, lưu ý chọn cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Chuẩn bị dụng cụ trồng tỏi thuỷ canh (Ảnh sưu tầm)
Chuẩn bị dụng cụ trồng tỏi thuỷ canh (Ảnh sưu tầm)

Bước 2: Cách tiến hành trồng tỏi thuỷ canh

  • Bạn chuẩn bị khoảng 5-10 củ tỏi khỏe mạnh và không bị sâu, thối, bóc sạch vỏ và ngâm nước trong khoảng 12 giờ. Chú ý không nên tác động vào phần gốc và ngọn của nhánh tỏi.
  • Tách lớp vỏ bên ngoài, chỉ dùng nhánh tỏi lên mầm để trồng thủy canh. Thực hiện bóc cẩn thận không để ảnh hưởng đến phần rễ cùng nhánh tỏi bên trong bị bầm dập.
  • Cho giá thể vào rọ thủy canh, trộn ẩm rồi cho các nhánh tỏi vừa bóc vào đó. Sắp xếp vị trí các nhánh tỏi sao cho phù hợp với tỷ lệ vừa phải. Gieo nhánh xuống giá thể với độ sâu khoảng 5cm. Các bạn có thể dùng đũa để chọc một vài lỗ ở lớp giá thể trên cùng để trồng loại nguyên liệu này.
  • Cho thêm một lớp giá thể mỏng ở trên để che lấp các nhánh tỏi vừa được đặt vào bên trong rọ thủy canh.
  • Thực hiện tưới nước thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây tỏi. Điều này sẽ giúp cây dần phát triển mạnh hơn trong thời gian ngắn.
  • Phủ thêm một lớp rơm rạ hoặc lá khô lên trên để giữ ẩm cho đất và ngăn cỏ dại mọc. Bạn cần tưới nước cho cây đầy đủ. Sau khi cây đã mọc hoa và thân đã duỗi ra không cuộn tròn nữa. Bạn có thể cắt ngồng tỏi để củ phát triển.
  • Lưu ý chăm sóc và cung cấp đủ lượng nước, dinh dưỡng cho cây giúp cây phát triển nhanh chóng hơn.
Cách tiến hành trồng tỏi thuỷ canh (Ảnh sưu tầm)
Cách tiến hành trồng tỏi thuỷ canh (Ảnh sưu tầm)

Một vài lưu ý khi trồng tỏi thủy canh

  • Tỏi là cây chịu lạnh tốt, dễ sống, thích nghi tốt. Cây có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 18 – 20°C, còn để tạo củ thì cần từ 20 – 22°C.
  • Tỏi ưa ánh sáng dài ngày, nếu có đủ nắng thì cây sẽ ra củ nhanh. Loại cây này cũng là loại cây ưa nước nhưng ở mức độ vừa phải. Nếu thiếu nước cây tỏi sẽ cho  củ nhỏ. Còn nếu thừa nước thì sẽ gây ra hiện tượng úng củ, thối củ.
  • Chọn vị trí đặt cây tỏi có không gian thoáng mát, ánh sáng vừa đủ.
  • Kiểm tra và tiếp thêm dung dịch thủy canh thường xuyên giúp cây phát triển tốt.
  • Trong quá trình cây phát triển cũng cần theo dõi để phát hiện trường hợp sâu bệnh sớm nhất.
  • Loại bỏ nhanh các cây bị yếu, có nguy cơ sinh ra sâu bệnh. Điều này là để không lây lan ra các cây khác.
  • Đối với phương pháp trồng tỏi trong nước đảm bảo độ ẩm, độ pH cho cây rất quan trọng. Vậy nên các bạn lưu ý kiểm tra thường xuyên.
Một vài lưu ý khi trồng tỏi thuỷ canh (Ảnh sưu tầm)
Một vài lưu ý khi trồng tỏi thuỷ canh (Ảnh sưu tầm)

Lời kết

Trên đây là những nội dung quan trọng về kỹ thuật trồng tỏi thủy canh được nhiều người áp dụng. Plant.vn chúc bạn thành công.

Xem thêm: 8 lợi và 4 hại khi dùng tỏi, bạn có biết?

Người viết: Minh Đạt

Leave a Reply

error: Content is protected !!