Hoa thiên điểu – Cách trồng và chăm sóc đơn giản tại nhà.

Hoa thiên điểu hay còn gọi hoa chim thiên đường là loài hoa thân thảo, sống lâu năm. Vốn dĩ được gọi bằng cái tên đó vì đài hoa tựa như chú chim nhỏ đang sải rộng cánh hướng về phía mặt trời. Chính vì vậy loài hoa này được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, loài hoa này có ý nghĩa gì, cách trồng và cách chăm sóc như thế nào? Hãy cùng Plant.vn tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

Hoa thiên điểu_Ảnh: Sưu tầm
Hoa thiên điểu_Ảnh: Sưu tầm

Khái quát về hoa thiên điểu

Hoa thiên điểu tiếng anh Crane flower hay Bird of paradise, với tên khoa học là Strelitzia reginae, thuộc họ Chuối rẻ quạt. Cây hoa thiên điểu có nguồn gốc từ các nước miền nam châu Phi và các vùng nhiệt đới thuộc châu Mỹ.

Đặc điểm

Cây hoa thiên điểu không có nhánh, thân thẳng đứng và cứng cáp. Lá cây xanh quanh năm, hình trứng hơi thuôn dài với phiến lá rộng và cuống dài, mọc đối xứng 2 hàng tạo thành hình nan quạt.

Hoa thiên điểu mọc trên đỉnh một cuống dài phía trên tán lá. Bao hoa gần như vuông góc với thân cây. Dáng hoa giống như đầu và mỏ chim, vì lẽ đó mà đây là chỗ đậu cho các loài chim hút mật thụ phấn cho hoa.

Hình dáng hoa thiên điểu_Ảnh: Sưu tầm
Hình dáng hoa thiên điểu_Ảnh: Sưu tầm

Hoa gồm ba lá đài màu sắc rực rỡ, cánh hoa màu lam ánh tía, tràng hoa màu lam sẫm và nhụy màu trắng. Hoa thiên điểu có 4 loại, dựa vào màu sắc lá đài mà chia thành hoa thiên điểu vàng, hoa thiên điểu cam, hoa thiên điểu đỏ và hoa thiên điểu trắng.

Thiên điểu nở cuối mùa đông, đầu mùa xuân, vào những tháng cuối năm. Trong điều kiện tối ưu, được chăm sóc tốt, cây có thể ra hoa vào những thời điểm khác hoặc ra hoa quanh năm.

Tác dụng của hoa thiên điểu

Hoa thiên điểu được trồng vào chậu dùng để trang trí không gian trong phòng hay nhà ở, bởi vẻ đẹp mới lạ và thu hút. Hoa cũng có thể cắt tỉa thành những cành nhỏ cắm trong bình, lọ, giỏ hoa cực kỳ đẹp.

Tác dụng của hoa thiên điểu_Ảnh: Sưu tầm
Tác dụng của hoa thiên điểu_Ảnh: Sưu tầm

Tuy nhiên, hoa thiên điểu có độc tính nhẹ đối với chó, mèo và người, nếu ăn nhiều thì sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân. Vì vậy, bạn không nên ăn bởi có thể gây ra tình trạng ngộ độc.

Ý nghĩa của hoa thiên điểu

Hoa tượng trưng cho ý chí cầu tiến, không ngừng phát triển

Mặc dù một lá chỉ mọc một hoa phía trên tán lá, nhưng bông hoa ấy lại nổi trội, vươn mình lên giữa các tán lá rộng lớn, đón nhận lấy ánh sáng của đất trời. Hình ảnh hoa thiên điểu luôn hướng về phía ánh sáng mặt trời chính là ý nghĩa biểu tượng giúp cho bạn tin tưởng vào tương lai, không ngừng phát triển.

Hoa tượng trưng cho sự cầu tiến_Ảnh: Sưu tầm
Hoa tượng trưng cho sự cầu tiến_Ảnh: Sưu tầm

Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ, được nở vào mùa Xuân tượng trưng cho ý chí vươn lên không ngừng tạo được một sắc hoa thu hút riêng, tô điểm cho đời.

Là thể hiện niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống

Hoa thiên điểu với thân thảo đứng, cứng cáp, thẳng thắn và bất khuất biểu tượng cho những chiến thắng, niềm vui trong cuộc sống. Và thiên điểu còn toát lên vẻ đẹp cao sang, quyền quý với những đường cong uốn lượn của hoa, và luôn hướng về phía mặt trời. Chính vì thế bạn có thể dành tặng những bó hoa thiên điểu đến cho người thân của mình.

Hoa tượng trưng cho sự thủy chung, tình yêu đôi lứa

Ngoài ý nghĩa trên, hoa thiên điểu còn tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, cho sự thủy chung, hay cái kết viên mãn. Hình ảnh loài chim thiên đường tự do bay lượn bền bỉ nhưng vẫn kiên trì, hướng về phía mặt trời và tình yêu đôi lứa cũng vậy. Chỉ cần đôi tình nhân bên nhau với tấm lòng rộng mở thì có thể đến với một kết thúc viên mãn.

Hoa tượng trưng cho tình yêu_Ảnh: Sưu tầm
Hoa tượng trưng cho tình yêu_Ảnh: Sưu tầm

Chính vì vậy mà hoa thiên điểu còn được sử dụng tặng cho một nửa còn lại của mình hoặc dùng trang trí phòng cưới ngày xưa (với hình ảnh đôi chim thiên đường bên nhau).

Cách trồng hoa thiên điểu

Trồng bằng cách gieo hạt

– Để trồng thiên điểu bằng cách gieo hạt thì bạn nên chọn mua hạt giống ở những cửa hàng uy tín, chọn mua những hạt mẩy, đều nhau, không có dấu hiệu của các loại sâu bệnh hay côn trùng tấn công.

– Cây thiên điểu có thể trồng quanh năm nhưng thời điểm thích hợp để gieo hạt là vào  khoảng tháng 2 đến tháng 3. Vì lúc này thời tiết ấm vừa đủ, thích hợp cho hạt nảy mầm. Ngoài ra, gieo hạt vào mùa xuân thì đến khoảng tháng 4 – tháng 5 cây non phát triển có thể trồng vào chậu.

Trồng bằng gieo hạt_Ảnh: Sưu tầm
Trồng bằng gieo hạt_Ảnh: Sưu tầm

– Hạt giống mua về thì ngâm với nước ấm trong khoảng từ 6 – 7 tiếng giúp hạt dễ nảy mầm. Sau đó thì gieo hạt xuống túi bầu hoặc khay đã chuẩn bị sẵn. Rải thêm một lớp mùn, trấu lên phía trên giúp giữ được độ ẩm cho hạt nảy mầm.

– Luôn giữ cho nhiệt độ từ 20 – 30 độ, độ ẩm từ 70 – 80% khi mới gieo hạt kích thích hạt nảy mầm. Sau khoảng 15 ngày hạt bắt đầu nảy mầm thì có thể dỡ tấm che giúp thiên điểu hấp thụ ánh sáng và quang hợp. Khi cây ra 2 lá thật thì tiến hành bứng trồng vào luống hoặc chậu.

Lưu ý: Khi trồng thiên điểu vào chậu thì nên lưu ý bứng cây sao cho phần rễ không bị ảnh hưởng, hoặc nếu sử dụng bầu thì loại bỏ phần túi nilon bên ngoài. Trồng xong thì tưới nước đẫm để cây phát triển.

Trồng bằng cách tách bụi

– Ngoài phương pháp gieo hạt thì thiên điểu còn được gieo trồng bằng phương pháp tách bụi. Cách này thì thường được áp dụng bởi nhanh nhưng yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Thời điểm thích hợp để tách bụi là mùa xuân hoặc thu. Nên chọn những ngày thời tiết râm mát để hoa không bị héo hay ảnh hưởng.

Trồng bằng cách chiết cành_Ảnh: Sưu tầm
Trồng bằng cách chiết cành_Ảnh: Sưu tầm

– Lựa chọn những thiên điểu mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, phát triển tốt. Nên chọn những cây mẹ có trên 6 lá làm giống. Sau đó tiến hành tách cây ra khỏi thiên điểu mẹ. Ngâm trong dung dịch IBA kích thích mọc rễ khoảng 1 tiếng. Sau đó đặt cây  hoa giống ở nơi râm mát khoảng từ 1 – 2 tiếng rồi đem đi trồng. Khi trồng trong chậu nên chọn chậu có kích thước đủ lớn. Tưới nước thường xuyên giúp hoa phát triển tốt hơn.

Cách chăm sóc hoa thiên điểu

Tưới nước

Thiên điểu là loài có khả năng chịu hạn tốt, ưa ẩm trung bình. Cần lưu ý tưới nước cho chậu thiên điểu từ 2 – 3 lần/tuần tùy vào thời tiết. Tuy nhiên, đối với những cây non thì bạn cần tưới nước nhiều hơn, và giảm dần khi lớn.

Tưới hoa thiên điểu_Ảnh: Sưu tầm
Tưới hoa thiên điểu_Ảnh: Sưu tầm

Nhiệt độ

Nhiệt độ phù hợp cho thiên điểu sinh trưởng và phát triển là từ 20 – 30 độ C. Rơi vào khoảng tháng 3 – tháng 4 và tháng 10. Vào mùa hè nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho cây bị khô, cháy lá. Vì thế mà bạn nên che bóng, chú ý thoáng gió. Còn mùa đông thì sử dụng tấm polyethylene để che.

Hoa thiên điểu dưới nắng_Ảnh: Sưu tầm
Hoa thiên điểu dưới nắng_Ảnh: Sưu tầm

Nhiệt độ thích hợp cho thiên điểu ra hoa là từ 15 – 25 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì cây sẽ ra hoa chậm hoặc ngừng ra hoa.

Bón phân

Là loại cây không yêu cầu khắt khe về dinh dưỡng, vì vậy bạn chỉ cần bón lót là chính. Nên bón phân theo thời kỳ từ 2 – 4 tuần/lần. Bón bằng phân NPK, có thể hòa tan phân với nước để tưới giúp cho hoa nhanh hấp thụ hơn.

Còn đối với thời kỳ ra hoa của cây thì bón thêm photphat canxi 2 – 3 lần để kích thích ra hoa.

Tỉa cành

Thiên điển thường mọc hoa ở phần nách lá, mỗi lá sẽ cho một hoa. Chính vì vậy vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa bạn nên cắt tỉa các cành lá bệnh, khô. Nhằm để cây hoa tập trung nuôi chồi mới, giảm bớt các loại sâu bệnh hại khác.

Tỉa cành bụi thiên điểu_Ảnh: Sưu tầm
Tỉa cành bụi thiên điểu_Ảnh: Sưu tầm

Phòng ngừa sâu bệnh hại

Hoa thiên điều thường bị các loại sâu bệnh như: rệp sáp, bọ hung, thối rễ. Nguyên nhân chủ yếu là do chăm sóc chưa đúng cách và môi trường trồng hoa chưa đảm bảo. Cách phòng ngừa là bạn có thể bắt diệt hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp lên cây.

Khống chế thời kỳ ra hoa của cây

Nếu bạn muốn cây ra hoa vào đúng mùa xuân thì có thể áp dụng phương pháp sau đây. Trước mùa xuân khoảng 50 ngày thì đem chậu đặt ở nơi có nhiệt độ từ 5 – 7 độ C. Sau đó đặt ở nhiệt độ từ 18 – 22 độ C và chiếu sáng mỗi ngày. Như vậy thì cây sẽ nở hoa vào đúng dịp mùa xuân mà bạn mong muốn.

Cách cắm hoa thiên điểu trang trí để đẹp, sang trọng

Hoa thiên điểu được ví như là loài chim thiên đường kiêu sa, lộng lẫy. Vì thế mà rất nhiều người yêu thích loài hoa này mà sử dụng cắm bình hoa. Dưới đây là cách cắm hoa thiên điểu đơn giản mà bạn có thể áp dụng.

Cắm hoa thiên điểu_Ảnh: Sưu tầm
Cắm hoa thiên điểu_Ảnh: Sưu tầm
  • Chuẩn bị: 7 – 9 bông hoa thiên điểu màu đẹp, kéo, 1 bình hoa cổ điển.
  • Thực hiện: Hoa thiên điểu khi mua về thì rửa sạch, cắt bỏ gần cuống ở tán lá, sau đó cắt phần cuống hoa theo chiều dài khác nhau. Khi cắm nên lưu ý hướng phần cánh hoa ra ngoài, các cành có độ dài ngắn khác nhau. Như vậy bạn đã cắm được bình hoa thiên điểu vô cùng đẹp mà đơn giản cho mình rồi.

Thiên điểu không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa, biểu tượng sâu sắc. Hy vọng với những thông tin mà Plant.vn chia sẻ sẽ giúp các bạn có thể trồng cho mình những chậu hoa thiên điểu đẹp nhất tại nhà mình nhé.

 

Người viết: Thái Hậu

Leave a Reply

error: Content is protected !!