Để tạo ra chậu cây Thiết mộc lan ưng ý, cần làm gì?

bìa

Thiết mộc lan là một trong những cây phong thủy được nhiều người ưa chuộng sử dụng để làm cây nội thất. Loài cây này không chỉ giúp làm đẹp không gian, mà còn giúp làm sạch không khí. Từ đó gia đình luôn khỏe mạnh, không những thế gia chủ còn gặp nhiều may mắn và tài lộc. Cùng plant.vn học cách tạo ra chậu cây Thiết mộc lan ưng ý qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Ý nghĩa đặc biệt của cây Thiết mộc lan trong nhà

Đôi nét về cây Thiết mộc lan

Thiết mộc lan có tên khoa học là Dracaena fragrans, một cây thực vật có hoa trong họ tóc tiên. Loài cây này có xuất xứ từ Tây Phi, hay một số vùng bản địa của Tanzania, Zambia…Cây hiện nay được trồng phổ biến ở khắp nơi. Thiết mộc lan còn có những tên gọi khác là cây Phát tài, cây Phất dụ thơm.  

1/ Đặc điểm của cây

đặc-điểm-của-cây-Thiết-mộc-lan
Đặc điểm của cây (Ảnh sưu tầm)
  • Thiết mộc lan là cây thân gỗ cột, nhiều lá. Nếu bị cắt ngang cây thì quanh vị trí cắt sẽ mọc khá nhiều chồi non.
  • Chiều cao của cây có thể đạt đến 6m nếu trồng ở đất sân vườn hoặc điều kiện tự nhiên.
  • Lá cây màu xanh sẫm và bóng, có thể dài đến 100cm và rộng đến 10cm. Phiến lá có sọc rộng màu vàng nhạt hơn, đồng thời ở phần trung tâm ngả vàng. 
  • Vào thời tiết se lạnh, khi chuyển trời từ đông sang xuân chính là thời điểm cây ra hoa. Giai đoạn ra hoa có thể rơi vào những ngày Tết cổ truyền. Hoa Thiết mộc lan đẹp có mùi thơm (nhất là về đêm), và mọc thành chùm màu trắng. Tuy nhiên, cây có ra hoa được hay không còn dựa vào điều kiện chăm sóc. Nếu bạn chăm sóc không đúng cách có thể vài năm liên tiếp cây không ra hoa.

2/ Cách bố trí cây Thiết mộc lan cho phù hợp

Như mọi người đã biết, Thiết mộc lan mang ý nghĩa phong thủy. Vậy nên đặt chậu cây ở vị trí nào để giúp gia chủ thu hút nhiều tài lộc, tiền tài?

Cách bố trí cây Thiết mộc lan cho phù hợp (Ảnh sưu tầm)
Cách bố trí cây Thiết mộc lan cho phù hợp (Ảnh sưu tầm)
  • Vị trí đặt cây

Đây là loài cây bày trong văn phòng và trong nhà. Tuy nhiên Thiết Mộc Lan cần lượng ánh sáng nhất định để phát triển. Bạn nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng, như:gần cửa sổ, đại sảnh, hành lang, ban công. Từ đó giúp mang lại may mắn, sự thuận lợi, phú quý cho gia chủ. Đặc biệt, loài cây này rất phù hợp với nam giới, những người làm trong lĩnh vực kinh doanh.

  • Hướng đặt cây

Cây cần đặt ở nơi hướng ánh sáng mặt trời. Vì thế, hướng đặt cây lý tưởng là Đông hoặc Đông Nam. Trong phong thủy, đây cũng là yếu tố vô cùng tốt giúp mang lại may mắn, tài khí cho gia chủ.

3/ Công dụng của loại cây này khi trang trí trong nhà

  • Thanh lọc không gian sống

Nhắc đến tác dụng của cây Thiết mộc lan, ta phải nói đến lợi ích thanh lọc không khí. Các chất độc hại như:  formaldehyde, toluene, monoxide de carbone, benzene,… sẽ bị loại bỏ nhờ cây. 

Công dụng của cây (Ảnh sưu tầm)
Công dụng của cây (Ảnh sưu tầm)
  • Ý nghĩa phong thuỷ

Thiết mộc lan có ý nghĩa mang đến may mắn, tài lộc và tiền bạc cho gia chủ. Đặc biệt, nếu cây nở hoa là báo hiệu tiền tài sắp đến. Loài cây này đại diện cho hành Mộc khi đặt hướng Đông Nam hoặc là hướng Đông của ngôi nhà.

Bạn cũng nên cân nhắc khi chọn số cành cho cây, vì nó mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ 2 cành: may mắn trong tình yêu, mọi sự như ý. 3 cành: tượng trưng cho hạnh phúc. 5 cành: đại diện cho sức khỏe. 8 cành: là sự phát lộc, phát tài cho gia chủ và gia đình. 9 cành: tài lộc dồi dào, hạnh phúc viên mãn, thời vận tốt cho gia chủ

Công tác chuẩn bị trước khi trồng cây Thiết mộc lan

1/ Chọn chậu phù hợp

  • Tùy vào vị trí trang trí mà chúng ta cần lựa chọn loại chậu và kích thước chậu phù hợp. Nếu trồng để bàn thì nên chọn những loại chậu kích thước từ nhỏ đến trung bình là phù hợp. Còn nếu là trang trí ở góc nhà thì chọn chậu lớn hơn để có thể phù hợp với kích thước của không gian. Nếu bạn quá bận rộn, có thể chọn loại chậu cây tự tưới để tiết kiệm thời gian.
  • Đối với chậu nên thay mỗi năm một lần để loại bỏ tàn dư nấm bệnh, vi khuẩn. Mặt khác, khi chọn chậu cũng nên lựa chọn màu sắc phù hợp với không gian để đem lại yếu tố thẩm mỹ khi trang trí. Hoặc lựa chọn màu sắc tương hợp với mệnh của gia chủ để đảm bảo phù hợp theo yếu tố phong thủy của gia đình.

2/ Chọn giống cây Thiết mộc lan

  • Chọn vườn giống tốt không có nguồn bệnh, cây không nhiễm bệnh, cho năng suất ổn về thân và lá.
  • Cây có tán lá phân bố đều quanh thân chủ (lá mọc vòng quanh thân), đốt ngắn. Khả năng phân nhánh do yếu tố con người tác động được.
  • Cây giống phải đạt từ 3 tuổi trở lên. Nếu cây giống còn trẻ, thân cây sẽ non và không đủ nước để kích thích mầm non ra chồi.
Chọn-giống-Thiết-mộc-lan
Chọn giống cây Thiết mộc lan (Ảnh sưu tầm)

3/ Chọn đất trồng cây 

Cây trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau: 

  • Đất dễ thoát nước, không úng ngập, giàu mùn.
  • Độ chua (pH) từ 5 – 6,5
  • Cày sâu 2 lần, bừa kỹ nhặt sạch cỏ dại. Chia thành diện tích lớn, nhỏ tùy theo bạn trồng trong vườn nhà hay trong chậu.

Kỹ thuật trồng cây Thiết mộc lan

Bước 1: Chọn cây giống

  • Chọn cây giống tốt không có nguồn bệnh và cây không nhiễm bệnh.
  • Cây giống phải đủ già (cây trưởng thành để làm giống).

Bước 2: Nhân giống bằng cách giâm cành

  • Hiện nay nhân giống cây Thiết mộc lan có hai phương pháp: bằng hạt và bằng cách giâm cành. Ngoài thị trường hạt giống của cây rất hiếm nên nhân giống bằng cách giâm cành được quan tâm hơn. Nó giúp rút ngắn thời gian và cho năng suất cao hơn.
  • Với phương pháp này chúng ta lấy cây bố mẹ cắt ra thành từng khúc riêng biệt có chiều dài khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Lưu ý: chọn các cây bố mẹ khỏe và mắt lá ngắn.
  • Đối với cây già: Có thể cắt khúc ngắn hơn do cây chắc, dự trữ nguồn dinh dưỡng cao.
  • Đối với cây non: Tức các phần ngọn thì phải cắt dài hơn do sinh trưởng chậm.
  • Có thể dùng dao, hoặc cưa cắt ngang để cho đầu cây được bằng và đẹp.
Bôi-lớp-sơn-bảo-vệ-cây
Dùng sơn chống thấm, bảo vệ cây (Ảnh sưu tầm)
  • Dùng sơn chống thấm hoặc vôi bôi lên các đầu cây. Vừa tạo được thẩm mỹ vừa bảo vệ cho đầu cây không bị thấm nước làm mục và hư hỏng.
  • Ưu điểm của phương pháp này là sẽ kích thích cho cây nảy mầm nhanh. Cây chủ tạo điều kiện cho mầm mới sinh trưởng tốt. 

Bước 3: Chuẩn bị luống ươm hoặc chậu

  • Để ươm Thiết mộc lan tại vườn ươm ta chỉ cần chuẩn bị giá thể là tro trấu.
  • Làm thành một luống giâm ươm với bề ngang 1,5m. Chiều dài tùy vào số lượng cây như vậy sẽ dễ chăm sóc.
  • Trường hợp giâm xuống đất trồng phải chú ý nguồn đất xem độ tơi xốp, nhiều mùn.
  • Thời gian trong vườn ươm đảm bảo 3 đến 5 tháng.

Các kỹ năng chăm sóc cho cây Thiết mộc lan khỏe mạnh

1/ Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

Kiểm tra độ ẩm chậu cây và tưới lượng nước vừa đủ cho cây:

  • Dùng tay kiểm tra xem đất xung quanh, dưới mặt chậu có ẩm không? Nếu quá ướt thì kiểm tra xem chậu cây có bị ứ nước và thông lại lỗ chậu cây.
  • Trường hợp này, không nên tiếp tục tưới nước cho cây nữa, ngưng nước khoảng 2-3 ngày.
  • Đất trên mặt gần gốc cây Thiết mộc lan khô ráo thì tiến hành tưới nước. Lượng nước tưới phù hợp với chậu cây và loại cây.
  • Ví dụ: Với thiết mộc lan có đường kính 30-35 cm, tưới khoảng 1 lít nước.
  • Tưới nước đều quanh gốc cây. Lần tiếp theo khi tưới ta phải kiểm tra độ ẩm để điều chỉnh lượng nước thích hợp.
  • Lau lá bám bụi và vệ sinh chậu cây.
chăm-sóc-định-kỳ
Chăm sóc cho cây định kỳ (Ảnh sưu tầm)

2/ Cắt tỉa, tạo hình

  • Kiểm tra và nhặt bỏ lá úa, lá vàng và cắt tỉa đầu lá héo cho chậu cây. Khi cắt tỉa lá ta cắt theo hình chiếc lá. Cắt ở đầu lá để đảm bảo thẩm mỹ. Khi cắt bỏ lá ta cắt sát thân không nên cầm tay tước.
  • Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây.

3/ Bón phân cho cây Thiết mộc lan

bón-phân-Thiết-mộc-lan
Bón phân cho cây Thiết mộc lan (Ảnh sưu tầm)
  • Phân bón cũng góp phần quan trọng giúp cây thiết mộc lan phát triển nhanh và khỏe mạnh. Cây cần một hàm lượng phân bón nhất định để duy trì chất dinh dưỡng nuôi các bộ phận của mình.
  • Đối với cây Thiết mộc lan thì bạn nên chọn phân NPK để bón với tần suất trung bình 2-3 tháng/đợt. Nên sử dụng một lượng phân bón vừa phải, tiến hành rải phân quanh gốc cây và cách thân cây 5-10cm. Sau đó tưới nước đều quanh gốc cho ngấm. Hoặc ta có thể hòa lượng phân NPK vừa phải và tưới đều lên gốc cây cũng được

4/ Xử lý cây khi bệnh

Hầu như Thiết mộc lan không có nhiều sâu bệnh. Cây trồng trong nhà nếu có thì thường là sâu cuốn chiếu làm khô vằn lá. Nếu có hiện tượng vằn lá xuất hiện chỉ cần tiến hành bắt sâu thủ và loại bỏ các lá sâu là có thể phòng trừ sâu bệnh cho cây.

Lời kết

Trên đây là những việc cần làm để có một chậu Thiết mộc lan đẹp ưng ý. Plant.vn hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc trồng và chăm sóc cây Thiết mộc lan. Chúc bạn thành công.

Xem thêm: Ý nghĩa đặc biệt của cây Thiết mộc lan trong nhà

Người viết: Minh Đạt

Leave a Reply

error: Content is protected !!