Cây trầu bà leo cột có độc hay không?

Trầu bà leo cột

Hiện nay, cây trầu bà một loài cây cảnh được yêu thích nhờ khả năng lọc không khí và ý nghĩa của chúng. Bên cạnh đó cây còn mang lại nhiều lợi ích khác như trang trí nội thất và phong thủy. Hãy cùng plant.vn tìm hiểu rõ hơn về cây trầu bà leo cột tại bài viết hôm nay nhé!

Giới thiệu chung về trầu bà leo cột

Trầu bà leo cột thuộc cây họ Ráy (Araceae), có tên khoa học là Epipremnum aureum. Ngoài ra, cây còn được biết đến với cái tên khác là Hoàng Tâm Diệp. 

Như tên gọi, trầu bà leo cột là loài cây thân thảo, dây leo. Cây có nhiều rễ khí và có thể leo theo vật thể xung quanh. Ở trên thân có các đốt dài ngắn và không đều. Các rễ phụ mọc ra từ các đốt, với nhiệm vụ bám chặt vào thân cây khác rồi kí sinh và phát triển

Dây trầu bà leo cột khi phát triển ngoài tự nhiên có thể dài đến hàng chục mét. Ngược lại, nếu trồng với mục đích làm cảnh thì chỉ nên để cây cao chừng 1 – 1,6m phù hợp với không gian sân vườn. Cây có thể sống tốt ở môi trường bóng râm, ít ánh sáng. Vì thế nên cây thường được dùng làm cây trồng trong nhà, cây trang trí văn phòng làm việc.

Trầu bà leo cột

Cây trầu bà leo cột (ảnh sưu tầm)

Lá trầu bà leo cột được chia thành 2 loại. Phổ biến nhất là các lá xanh đậm. Chúng có hình tim lớn và nhọn ở đỉnh lá. Cả 2 mặt lá đều rất bóng và mượt; được xếp thành từng lớp trên thân dây trầu. Còn loại lá còn lại có sọc lá màu xanh hoặc các đốm vàng;còn được gọi là dây trầu ông. Rễ tỏa ra từ các đốt sẽ bám chặt và hút chất dinh dưỡng để nuôi dây.

Trầu bà leo cột

Trầu bà ông (ảnh sưu tầm)

Công dụng của cây trầu bà leo cột

Ngoài công dụng tăng tính thẩm mỹ cho không gian, cây còn có khả năng làm sạch không khí. Cây có thể loại bỏ Aldehyde formic, monoxide de carbone, benzene, toluene, formaldehyde,…. Hiệu suất lọc không khí của cây lên đến 80% do diện tích lá lớn. Do đó, nhiều người thường dùng loại cây này làm cây lọc không khí trong phòng ngủ. 

Ngoài ra, vì cây trầu bà thường có kích thước lớn nên hay được sử dụng trang trí ở các không gian rộng. Ta thường dễ bắt gặp cây ở các nơi như đại sảnh, ban công,… Và thường được đặt ở các cột nhà để cây trầu bà leo cột tạo ra một không gian gần gũi với thiên nhiên hơn.

Trầu bà leo cột

Trang trí nội thất bằng trầu bà (ảnh sưu tầm)

 

Nếu để trong phòng làm việc, cây còn có thể thanh lọc không khí bằng cách lọc bụi, hút các loại khí độc như khói thuốc lá. Đồng thời cây trầu bà leo cột cũng có khả năng giảm bức xạ từ các đồ điện tử như máy tính, điện thoại, điều hòa,…

Bên cạnh đó, chậu cây trầu bà sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa. Bạn có thể dành tặng người thân, đồng nghiệp vào những dịp quan trọng như khai trương, khánh thành,…

Ý nghĩa của cây trầu bà leo cột trong phong thủy

Khi trồng cây cảnh, người trồng đặc biệt quan tâm  nhiều nhất chính là yếu tố phong thủy. Từ xưa đến nay, trầu bà vốn nổi tiếng như một loài cây mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Người ta tin rằng cây trầu bà leo cột có thể mang lại sự may mắn, thịnh vượng và tiền tài cho gia chủ. Sở dĩ cây mang ý nghĩa này vì sức sống bền bỉ của cây trong môi trường sống khắc nghiệt. Đây cũng chính là một trong những lý do để cây trở thành một trong những cây nội thất được trồng phổ biến tại Việt Nam. Vị trí đặt mang nhiều ý nghĩa nhất là hướng phía đông nam vì ở đây cây đón ánh nắng đầu tiên trong ngày. Như vậy đồng nghĩa rằng cây sẽ mang lại sự khởi đầu tốt đẹp, tràn đầy may mắn cho gia chủ.

Trầu bà leo cột

Trầu bà leo cột mang ý nghĩa phong thủy tốt (ảnh sưu tầm)

Cây trầu bà leo cột hợp mệnh nào?

Cây trầu bà leo cột có màu lá xanh bóng. Màu này tượng trưng cho hành mộc trong ngũ hành. Do đó chậu trầu bà rất hợp mệnh với những người thuộc mệnh mộc. Những người mang mệnh mộc thường là người luôn vui vẻ hào phóng.

Trầu bà leo cột

Màu xanh của cây hợp với mệnh Mộc (Ảnh sưu tầm)

 

Cách trồng và chăm sóc trầu bà leo cột

Cách trồng cây

Cây trầu bà leo cột rất dễ trồng, cây không kén chọn đất chỉ cần lưu ý là không dùng đất đã bị nhiễm độc để trồng cây là được. 

Cách duy nhất để nhân giống trầu bà đó là giâm cành.

  • Trồng ngoài đất: Chọn hướng trồng cho thích hợp, xới đất cho tơi nhỏ, đào hố nông, rộng dưới chân một cây khác. Cắt dây trầu bà thành nhiều đoạn mỗi đoạn chừng 2 – 3 mắt dây tương ứng với 20 – 30cm. Đặt đầu dây (gốc) xuống đất, có thể đặt đứng hoặc nằm dây xung quanh gốc cây sau đó vùi chặt đất. Rồi dùng dây mềm buộc các lá cố định vào thân cây.
  • Trồng trong chậu cảnh: Chọn chậu cảnh to hay nhỏ tùy theo vị trí đặt chậu, chậu có cắm trụ bằng gỗ hoặc cột bê tông chắc chắn. Cho cát sỏi hoặc xốp vào đáy chậu để tránh tích tụ nước dưới đáy lâu ngày gây thối rễ cây. Cho lớp đất pha cát hoặc đất thịt tùy ý, đặt dây trầu bà xung quanh cột trụ rồi vùi đất sau đó dùng dây buộc cố định lá vào cột để khi ra mầm cây sẽ bò theo cột lên.

Trầu bà leo cột

Trồng cây trong nhà (Ảnh sưu tầm)

Cách chăm sóc cây

Dây trầu bà leo cột sở dĩ là thân mọng nước nên không cần phải tưới nhiều lần trong ngày. Đối với cây trầu bà cảnh để dưới máy lạnh thì mỗi tuần cần tưới 1 – 2 lần nước. Nên cho chậu cây trầu bà cảnh ra sưởi nắng 2 – 3 lần 1 tuần. Như vậy cây được hấp thụ ánh sáng tự nhiên sẽ quang hợp tốt hơn.

Đối với cây trầu bà trồng ngoài đất, sẽ phải tưới tắm nhiều hơn. Cần tưới nhiều hơn vì cây được mặt trời chiếu sáng hàng ngày. Vì thế mà đất nhanh khô hơn, cần duy trì chế độ tưới 2 ngày 1 lần.

 

Trầu bà leo cột

Dây trầu bà tươi tốt (ảnh sưu tầm)

 

Ngoài tưới ra thì chế độ phân cũng rất quan trọng để duy trì sự phát triển của cây trầu bà. Một năm nên bón ít nhất 1 lần phân cho cây. Bạn có thể dùng phân chuồng hoặc phân vi sinh cho đất thêm màu mỡ và tươi tốt.

Thường xuyên tỉa lá gốc, lá úa vàng để tránh sâu bệnh gây hại, lá rách thì cắt bỏ. Là cây để chưng trong nhà nên ta sẽ hạn chế dùng thuốc sâu tốt nhất có thể.

Cây trầu bà leo cột rất hữu ích và được giới văn phòng rất ưa chuộng, việc trồng và chăm sóc cũng khá dễ dàng.

 

Vậy trầu bà leo cột có độc không?

Về công dụng của trầu bà, đây là loại cây có khả năng hút các loại chất độc, khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, các khí benzen,… và chúng được phong danh hiệu “nhà vô địch” trong các cây nội thất hấp thụ khí độc. 

Không chỉ như vậy, cây trầu bà còn là một vị thuốc giúp hỗ trợ chữa bệnh thận. Bài thuốc này được sử dụng khá nhiều trong y học cổ truyền bởi tính an toàn, hiệu quả mà cây đem lại.

Trầu bà leo cột

Trầu bà leo cột (Ảnh sưu tầm)

Tuy nhiên, cây trầu bà rất độc nếu vô tình ăn phải. Vì lá và thân cây có chất độc calcium oxalate có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng.

 

Bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin về trầu bà leo cây. Quả thật, cây mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời cho ngôi nhà hoặc nơi làm việc của bạn. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có trẻ em, hãy cận thận đừng để chúng ăn phải lá trầu bà nhé!

Cùng tìm hiểu thêm về các loại trầu bà khác ngay sau đây:

Bạn đã biết được bao nhiêu loại trầu bà? (P1)

Bạn đã biết được bao nhiêu loại trầu bà? (P2)

 

Người viết: Tuyết Ngân

 

Leave a Reply

error: Content is protected !!