Cây Thạch Lựu – Các công dụng chữa trị bệnh mà bạn nên biết

Cách chăm sóc cây Lựu (Ảnh: Sưu tầm)

Cây Lựu hay còn gọi là Thạch Lựu được biết đến nhiều như một loại trái cây ngon miệng. Trồng cây Thạch Lựu không chỉ mang lại quả ngon, cây cảnh đẹp. Ngoài ra, cây có ý nghĩa thanh lọc không khí, đuổi tà, mang may mắn cho gia chủ ngày Tết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến các giá trị trong y học của nó. Hãy cùng plant.vn tìm hiểu về các tác dụng của Thạch Lựu.

Trái Thạch Lựu (Ảnh: Sưu tầm)
Trái Thạch Lựu (Ảnh: Sưu tầm)

Thạch Lựu là gì?

Cây Thạch Lựu là còn được gọi là Tháp Lựu hoặc Lựu. Có tên khoa học là punica granatum và tên dược là pericarpium punicae granati. Cây Thạch Lựu có nguồn gốc từ Tây ÁÁ. Tuy nhiên hiện nay thì được di thực và trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, Thạch Lựu được trồng để lấy quả hoặc làm cảnh.

Mô tả Thạch Lựu

Cây lựu thuộc loại thực vật thân gỗ nhỏ, cao chừng 3-4m, có khi có gai. Lá lựu dài, mềm, mỏng, lá đơn. Hoa lựu thường nở vào mùa hạ có màu đỏ tươi hoặc màu trắng. Hoa mọc riêng lẻ hoặc từng sim, mỗi sim độ 3 hoa.

Quả lựu to, ăn được, thuộc loại quả mọng, phía đầu quả còn tồn tại 4-5 lá đài. Vỏ dày, bên ngoài sắc lục, khi chín lại có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành 2 tầng, tầng trên có 5 ngăn tầng dưới có 3 ngăn. Các ngăn được phân cách bởi các màng mỏng, bên trong chứa rất nhiều hạt. Tùy thuộc vào cây mà số lượng hạt có thể thay đổi từ 200 đến khoảng 1400 hạt. Hạt lựu hình 5 cạnh, nhiều nước, sắc hồng trắng.

Các đặc điểm sinh thái của cây (Ảnh: Sưu tầm)
Các đặc điểm sinh thái của cây (Ảnh: Sưu tầm)

Phân bố

Lựu có khả năng chịu hạn tốt và chịu sương giá vừa phải. Vì vậy nó được trồng ở vùng khô với khí hậu ẩm hoặc mưa mùa hè như Địa Trung Hải. Ở nước ta, cây lựu được trồng khắp nơi để làm cảnh cũng như dùng để lấy quả. Cây được trồng bằng cách giâm cành.

Phân loại giống Thạch Lựu

Cây Thạch Lựu có 3 loại. Lựu đỏ là cây Lựu cho hoa đỏ trái chín có màu đỏ hồng. Thạch Lựu cho hoa trắng trái chín màu trắng vàng. Một loại Thạch Lựu chỉ ra hoa có nhiều cánh màu đỏ tươi rực rỡ rực rỡ trông đẹp mắt. Nhưng lại ít khi có trái hay chỉ cho trái nhỏ xíu, được gọi là cây lựu bông hoặc lựu Trung Quốc.

Cây có nhiều giống lựu khác nhau (Ảnh: Sưu tầm)
Cây có nhiều giống lựu khác nhau (Ảnh: Sưu tầm)

Tác dụng của Thạch Lựu

  • Theo y học cổ truyền

Thuốc có tác dụng sáp trường chỉ tả, sát trùng.

Vỏ quả thường dùng để điều trị các chứng tả lỵ lâu ngày, ra huyết, băng đới,, trị giun đũa, sán. Vỏ rễ và vỏ thân dùng trị giun và các loại sán dây ở người. Thịt quả giúp trợ tiêu hóa, dịch quả tươi giúp hạ nhiệt giải khát.

Theo sách Trấn nam bản thảo: “trị tiêu chảy lâu ngày, sao nướng với đường cát ăn, trị lỵ mủ có mủ máu, đại tràng chảy máu”

Theo sách Bản thảo cương mục: “chỉ tả lỵ, hạ huyết, thoát giang, băng trung đái hạ”

Hay sách Bản thảo thập di: “trị hồi trùng sắc uống”.

Thạch Lựu có nhiều tác dụng bất ngờ trong y học (Ảnh: Sưu tầm)
Thạch Lựu có nhiều tác dụng bất ngờ trong y học (Ảnh: Sưu tầm)
  • Theo dược lý hiện đại

  • Tác dụng cầm tiêu chảy

Theo các nghiên cứu dược lý hiện đại, tanin trong lựu. Có tác dụng làm săn da và sát khuẩn mạnh vì vậy có tác dụng cầm tiêu chảy.

  • Tác dụng chống ký sinh trùng

Chất peletierin và isopeletierin có tác dụng mạnh với giun móc. Chất peletierin trong vỏ rễ, vỏ thân có tác dụng độc với sán. Dẫn đến gây tê liệt với ếch, kích thích cơ trơn và cơ vân. Với người, liều peletierin từ 0,5-0,6g có thể gây chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, người mệt… Thường phối với tannin để tránh tác dụng phụ này.

Cây có thể chữa trị rất nhiều bệnh mà chúng ta không ngờ đến (Ảnh: Sưu tầm)
Cây có thể chữa trị rất nhiều bệnh mà chúng ta không ngờ đến (Ảnh: Sưu tầm)
  • Tác dụng kháng khuẩn

Thuốc có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn tụ cầu vàng. Thậm chí là các liên cầu khuẩn, phẩy khuẩn gây thổ tả, trực khuẩn kiết lỵ, lao, các loại nấm. Ngoài ra, dịch chiết từ Thạch Lựu còn cho thấy tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn. Có thể làm viêm miệng trong các bệnh nha chu hoặc có liên quan đến nấm Candida.

  • Tác dụng chống oxy hóa

Những phát hiện gần đây cho thấy vai trò của stress oxy hóa. Vì thế tạo ra các chất chuyển hóa độc hại có thể khởi phát và thúc đẩy ung thư. Các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh các hoạt động chống oxy hóa từ các hợp chất trong dịch ép. Từ đó biết được hạt, vỏ quả có thể ức chế sự phát triển của tế bào gây hại như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư biểu mô tuyến trực tràng, ung thư vú, ung thư phổi thông qua nhiều con đường tín hiệu khác nhau.

  • Tác dụng kháng viêm

Thạch Lựu có tác dụng chống viêm theo con đường ức chế sự biểu hiện men cyclooxygenase (COX). Cùng với lipoxygenase (LOX) là những chất trung gian gây viêm. Đã có nghiên cứu được báo cáo về khả năng này của Thạch Lựu đối với các tình trạng như: viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đại tràng.

  • Cây Lựu có tác dụng chống viêm (Ảnh: Sưu tầm)
    Cây Lựu có tác dụng chống viêm (Ảnh: Sưu tầm)

    Tác dụng hạ lipid máu

Thạch Lựu cũng  đã được chứng minh là có tác dụng chống xơ vữa động mạch. Làm giảm sự hấp thu lipid vào tim và hệ tuần hoàn. Một con đường khác để làm giảm mức cholesterol trong máu  là giảm hấp thụ. Từ đây tăng bài tiết cholesterol qua phân cũng được tìm thấy ở Thạch Lựu.

  • Ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch

Đã có nghiên cứu chứng minh rằng Thạch Lựu có tác dụng chống tăng huyết áp . Thông qua con đường ức chế men chuyển angiotensin II trong huyết thanh (ACE) . Từ đó làm giảm huyết áp tâm thu, giảm nguy cơ gây thiếu máu ở cơ tim, cải thiện máu.

  • Một số tác dụng khác

Thạch Lựu còn có tác dụng bảo vệ da tránh khỏi những tổn thương do tia UV gây ra. Chống các rối loạn cương dương, làm tăng mật độ tế bào sinh tinh trùng. Bảo vệ tế bào thần kinh trong tình trạng thiếu oxy máu não và phòng ngừa bệnh lý Alzheimer.

Một số bài thuốc kinh nghiệm

  • Trị tả lỵ lâu ngày không khỏi: 

  • Thạch Lựu bì 15g sắc lấy nước gia với đường đỏ lượng vừa đủ, uống lúc nóng
  • Hoàng liên thang: Thạch Lựu bì , A dao (hòa uống), đương quy 10g, hoàng liên 5g, hoàng bá 5g, can khương 5g, cam thảo 4g sắc uống.
  • Trị giun đũa, giun kim

  • Binh lang tán: Binh lang 15g, Thạch Lựu bì 5g, sắc nước uống trị được giun chỉ.
  • Thạch Lựu bì 10g, Sử quân tử 15g, Bình lang 10g, Quán chúng 10g sắc uống trị giun kim.
  • Trị sán

  • Pha 60g vỏ lựu khô với 750g nước cất. Ngâm trong 6 giờ, sắc còn 500ml gạn và lọc. Uống thuốc vào buổi sáng, chia làm 2-3 lần, mỗi lần các nhau 30 phút. Sau 2 giờ kể từ lúc uống liều cuối thì uống thêm 1 liều thuốc tẩy xổ. Khi uống thuốc cần nằm nghỉ ngơi ( theo dược thư Pháp)
  • Vỏ rễ lựu 4g, Đại hoàng 4g, Binh lang 4g, nước 750ml. Sắc còn 300ml. Tối hôm trước nhịn đói, sáng hôm sau chia thuốc thành 2-3 phần uống. Khi uống thuốc cần nằm nghỉ. Khi đi tiêu cần nhúng hẳn mông vào chậu nước ấm cho sán ra hết
Một số bài thuốc kinh nghiệm mà được dùng từ cây Thạch Lựu (Ảnh: Sưu tầm)
Một số bài thuốc kinh nghiệm mà được dùng từ cây Thạch Lựu (Ảnh: Sưu tầm)

Cách sử dụng Thạch Lựu

  • Chế biến, bảo quản

Sau khi đào rễ về rửa sạch bóc vỏ, lấy vỏ bỏ lõi, phơi hoặc sấy khô. Vỏ quả lấy khi còn tươi, bỏ màng trong thái mỏng, sấy khô. Khi dùng vỏ khô thì rửa sạch cạo bỏ màng trong, đồ cho mềm rồi thái mỏng, sao qua.

Bảo quản nơi khô ráo, không để lâu quá 2 năm.

  • Cách sử dụng

Liều thường dùng: uống 3-10g.

Với chứng tả lỵ mới phát không dùng độc vị Thạch Lựu mà nên phối hợp thêm nhiều vị khác.

Những lưu ý khi sử dụng Thạch Lựu

Một số lưu ý khi sử dụng Thạch Lựu trong điều trị bệnh bao gồm:

  • Không sử dụng rễ lựu cho những người thực tà, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai hay người yếu.
  • Vỏ rễ Thạch Lựu có tính độc nên tránh sử dụng cho những người có vấn đề về dạ dày.
  • Tránh sử dụng củ cải trong thời gian dùng các bài thuốc từ Thạch Lựu để điều trị bệnh.
  • Không dùng đồng thời các vị thuốc điều trị tăng huyết áp với thạch lựu dược liệu. Nếu có ý định sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền.
  • Không sử dụng độc vị Thạch Lựu bì cho những trường hợp mắc lỵ mới phát.
Một số lưu ý khi dùng cây (Ảnh: Sưu tầm)
Một số lưu ý khi dùng cây (Ảnh: Sưu tầm)

Điều kiện chăm sóc cây Thạch Lựu

Cây Thạch Lựu thuộc diện cây ưa ẩm ướt, thích độ phì nhiêu. Song song đó,đất cũng phải giàu dinh dưỡng nhưng cũng có khi chịu được hạn. Tốt nhất là trồng trên đất pha cát có phần mục, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng. Khi trồng trong chậu nên sử dụng hỗn hợp đất gồm có đất thịt, tro trấu, và xơ dừa. Bạn cần trộn đều với nhau theo tỉ lệ 2:6:2.

  • Kỹ thuật trồng cây

Trồng cây Thạch Lựu có thể tiến hành bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Tuy nhiên, trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến, được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Bằng cách trồng này, tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao.

Nhân giống cây Thạch Lựu có thể giâm cành hoặc tách gốc. Phương pháp giâm cành thường được tiến hành vào mùa Xuân. Chọn một cành cây khỏe khoảng 2 năm tuổi, sau khi cắm nửa tháng cành sẽ mọc rễ. Phương pháp tách gốc thường được tiến hành vào tháng 4 hàng năm (thời kỳ nảy lộc). Cần chọn cành khỏe nhất để tiến hành tách gốc.

  • Các biện pháp chăm sóc

Thạch Lựu là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, muốn có một chậu lựu kiểng đẹp, nở nhiều hoa, sai trĩu quả, cần quan tâm đến các bước chăm sóc cây hợp lý để cây trồng đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thạch Lựu là loại cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao, chịu úng nước. Vì vậy, cần chú ý trồng cây ở những có đầy đủ ánh nắng (nắng buổi sáng là tốt nhất). Nhiệt độ dưới 15oC thì cây lựu sẽ chết, do đó, không trồng được ở những nơi khí hậu lạnh. Là cây chịu úng, sợ đất khô khan nên cần chú ý độ ẩm của đất và thường xuyên cung ứng nước tưới cho cây.

Cách chăm sóc cây Lựu (Ảnh: Sưu tầm)
Cách chăm sóc cây Lựu (Ảnh: Sưu tầm)
  • Bón phân cho cây Thạch Lựu

Trồng cây Thạch Lựu phải để ý tới phần phân bón, nếu không chú ý tới việc bón phân. Điều đó sẽ khó cho ra được một cây Thạch Lựu đẹp và quả sai như ý muốn. Sau khi trồng vào chậu 1 – 2 tuần, sử dụng phân dynamic liều dùng nửa chén cơm. Bạn phải bón nhét xuống đất quanh miệng chậu. Sau đó 1 tháng, tiếp tục bón NPK ( 16 -16 -8 ); 2 muỗng cà phê cho 1 chậu/lần/tháng. Nếu trồng cây trong chậu thì không cần bón quá nhiều cây dễ ngộ độc chết. Thay vào đó hãy bón theo định kỳ và nên pha loãng.

Phòng bệnh cho cây Thạch Lựu

Trồng cây Thạch Lựu cần phải chú ý tới một số bệnh như rầy mềm, rệp sáp tấn công. Trước hết hãy quan sát kỹ nếu thấy hiện tượng nhẹ hãy dùng miếng rẻ lau sạch. Nếu bị nặng phải dùng thuốc bảo vệ thực vật hoặc nước rửa chén với liều lượng 1cc/1l nước. Sau đó lắc đều rồi phun sương vào ổ rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên. Lưu ý tuyệt đối không được phun tưới vào gốc cây dễ chết. Sau đó vài ngày tiến hành tưới nước rửa lại, rầy rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.

 

Trên đây, là toàn bộ cách chăm sóc cây cũng như là tác dụng và cách sử dụng cây Lưu. Hy vọng là bài viết sẽ giúp các bạn hơn trong việc trồng cây. Hãy cùng plant.vn đón xem các bài viết sau để biết được những điều bổ ích hơn nhé!

Leave a Reply

error: Content is protected !!