Cây Dây nhện hay còn được gọi là cây Mẫu tử, cây Điếu Lan, cỏ Lan chi. Với khả năng thanh lọc bầu không khí, mang lại một nơi sống trong lành cho mọi gia đình. Vì thế đây là loại cây được trồng phổ biến trong nhiều gia đình. Trong bài viết này plant.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Dây nhện tại nhà.
Xem thêm: Cây Dây nhện – biểu tượng của sự vượt khó
Đôi nét về cây Dây nhện
1/ Đặc điểm cấu tạo của cây
Cây Dây nhện có tên khoa học là Chlorophytum Comosum. Cây có nguồn gốc từ châu Phi nhưng hiện nay được phổ biến ra nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt được các nhà chơi cây cảnh Việt Nam rất ưa chuộng vào những năm gần đây.
Đây là loại cây có kích thước tương đối nhỏ, chiều cao trung bình chỉ từ 30 – 40cm. Thuộc loài thân cỏ, từ thân cây mẹ các nhánh con sẽ mọc tỏa rộng ra xung quanh nhìn như nhện đang giăng dây nên mới được gọi là cây Dây nhện. Lá cây Dây nhện dài, uốn chằng chịt lại với nhau khi cây trưởng thành. Về màu sắc của lá thì lá có màu xanh sọc trắng khá đẹp mắt. Phiến là nhỏ, dài và khá mảnh, nó mọc men theo chậu và rủ xuống. Hoa cây dây nhện nhỏ xinh, cánh hoa dài, mỏng manh trắng tinh khiết bao bọc nhị vàng bên trong rất nổi bật.
2/ Các công dụng của cây Dây nhện
- Làm cây cảnh trang trí mang lại vẻ đẹp tươi mát cho môi trường xung quanh.
- Có công dụng thanh lọc bầu không khí, mang lại lợi ích về sức khỏe cho con người.
- Cây còn có khả năng hấp thụ tia bức xạ điện từ từ các thiết bị điện tử. Giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh như trầm cảm, ung thư…
- Nó còn là một vị thuốc chữa bệnh được dùng trong y học cổ truyền.
- Cây Dây nhện là một loại cây phong thuỷ. Nó sẽ giúp gia chủ hút nhiều sự may mắn, tài lộc. Bên cạnh đó, nó còn là loại cây mang ý nghĩa người có ý chí vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách.
Xem thêm công dụng của cây Dây nhện tại đây.
Phân loại cây Dây nhện
Cây Dây nhện hay còn gọi là cỏ Lan chi thường được phân loại thành 2 loại là cỏ Lan chi lá dài và cỏ Lan chi lá ngắn. Ngoài cách phân loại phổ biến trên, nhiều người còn phân loại theo màu lá và cũng có 2 loại là cây Dây nhện sọc và cây Dây nhện xanh. Cụ thể từng loại sẽ được mô tả dưới đây.
1/ Cây Dây nhện lá ngắn
Là loại cây có lá hơi to bản và không quá dài. Nhấn mạnh một chút là chiều dài của lá không quá dài chứ không phải là ngắn như tên gọi của nó. Có lẽ để phân biệt với loại cây lá dài nên mọi người mới đặt cho nó là lá ngắn chứ thực sự lá của nó cũng không phải là ngắn. Tất nhiên, loại cây Dây nhện này lá dù có phát triển tốt đến mấy thì độ dài của nó cũng không quá dài thường vào khoảng 20 cm.
Cây Dây nhện lá ngắn thường được trồng trong các chậu nhỏ hoặc bồn hoa để làm cảnh rất đẹp. Do loại cây này có lá ngắn khá gọn gàng nên nhiều người cũng trồng trong nhà làm cảnh hoặc đặt trên bàn làm việc rất thuận tiện, không chiếm nhiều diện tích.
2/ Cây Dây nhện lá dài
Loại cây này có lá không to bản nhưng chiều dài lá thì có thể đạt tới 30 thậm chí gần 40 cm. Chính vì lá có chiều dài như vậy nên cây Dây nhện lá dài còn được gọi là cỏ Lan chi lá rủ. Khác với cây Dây nhện lá ngắn, loại cây này thường được trồng trong các chậu nhỏ để treo ngoài hiên, ban công nhìn sẽ đẹp hơn.
3/ Cỏ Lan chi sọc (cây Dây nhện sọc)
Cỏ Lan chi có một đặc điểm rất dễ nhận thấy đó là lá có những sọc trắng nhìn rất đẹp. Những sọc này có thể xuất hiện ở mép lá hoặc bên trong lá tạo thành những đường sọc. Chính vì đặc điểm này nên loại cây lan chi có sọc cũng được gọi là cỏ Lan chi sọc.
4/ Cỏ Lan chi xanh (cây Dây nhện xanh)
Mặc dù những sọc trắng trên lá là đặc trưng của cây nhưng thực tế thì vẫn có những cây không có sọc. Những cây không có sọc này được gọi là cỏ Lan chi xanh. Do thị hiếu của người chơi cây cảnh đều chuộng loại cỏ Lan chi sọc nên dần dần cỏ Lan chi xanh cũng ít thấy bán trên thị trường.
Cách phân biệt cụ thể giữa các loại cây Dây nhện
Với những đặc điểm vừa kể trên, có thể thấy rằng việc phân biệt cỏ lan chi lá dài, lá ngắn, lá sọc, lá xanh rất đơn giản. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng tương đối nổi bật nên các bạn chỉ cần căn cứ vào tên gọi của từng loại cây là có thể phân biệt được một cách dễ dàng.
1/ Phân biệt cây Dây nhện lá ngắn và lá dài
Để phân biệt hai loại này các bạn chú ý kích thước của lá là được. Cây Dây nhện lá ngắn thường có lá to bản và lá cũng không quá dài. Còn cây lá dài thì là nhỏ và dài hơn hẳn, khi lá phát triển đủ dài sẽ rủ xuống.
2/ Phân biệt cây Dây nhện sọc và xanh
Cũng như tên gọi, các bạn có thể dễ dàng phân biệt hai loại dây nhện này thông qua đặc điểm trên lá. Cây Dây nhện sọc có lá với những sọc trắng chạy dọc trên bề mặt lá. Những sọc này có thể ở mép hoặc ở bên trong lá. Còn cây Dây nhện xanh thì không có các sọc trên lá. Toàn thân cây hầu hết chỉ bảo phủ bởi một màu xanh mát.
Có nên trồng chậu Dây nhện trong nhà không?
Cây Dây nhện là cây không có độc nên khi làm cây cảnh loại cây này hoàn toàn có thể trồng trong nhà tương đối an toàn. Nếu các bạn muốn plant.vn cho lời khuyên có nên trồng trong nhà không thì lời khuyên là có. Một số lý do khiến các bạn nên trồng cây Dây nhện trong nhà có thể kể ra như:
- Là cây không có độc. Tuy nhiên cũng phải để tránh xa tầm tay trẻ em, phòng trường hợp nuốt phải lá có thể gây đau bụng.
- Cây Dây nhện dùng để trang trí rất đẹp. Những nhánh lá với sọc trắng nhìn rất đẹp và bắt mắt.
- Là một cây có thuộc tính C.A.M: có thể bạn không biết các loại cây thông thường sẽ hấp thụ Oxy vào ban đêm và nhả khí Cacbonic. Do đó, lời khuyên là không nên đặt nhiều cây xanh trong nhà vào ban đêm. Tuy nhiên, cây Dây nhện lại là cây nhả Oxy vào ban đêm và hấp thu khí Cacbonic. Chính vì thế, bạn có thể yên tâm đặt những chậu cây cỏ lan chi trong nhà mà không sợ ảnh hưởng đến chất lượng không khí vào ban đêm.
- Cây có khả năng lọc không khí rất tốt: được đánh giá là một trong số những cây cảnh có tác dụng lọc không khí tốt nhất hiện nay. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cỏ lan chi trong 24 giờ có thể hấp thu tới 85% lượng chất Formaldehyde có trong phòng. Đây là một loại chất lơ lửng trong không khí có hại đối với cơ thể con người nếu thường xuyên tiếp xúc.
Kỹ thuật trồng cây Dây nhện tại nhà
Chuẩn bị đất tốt cho chậu cây là điều kiện tiên quyết để trồng. Về tiêu chuẩn đất trồng, cây thích hợp với đất tơi xốp, dễ thoát nước , giàu mùn hữu cơ và chua nhẹ. Bạn có thể trộn đất trồng cây theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 trấu hun : 2 xơ dừa. Bạn nên bổ sung thêm chế phẩm nấm Trichoderma sau khi trồng cây. Có tác dụng tăng hệ vi sinh có lợi, giảm được một số nấm bệnh, giúp cây sinh trưởng tốt.
Nhưng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn sử dụng đất trồng cây nội thất Monstera Tropical Premium thì việc trồng cây sẽ vô cùng tiện lợi và tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Cây con của bạn sẽ được được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà bạn không cần phải phối trộn thêm bất cứ thành phần nào.
Bạn tiến hành đục lỗ cho chậu có lỗ thoát nước tốt. Lưu ý kích thước chậu mới phải to hơn chậu cũ với lượng đất 1/2 đến 1/3 chậu. Đặt bầu cây vào chậu mới và bổ sung đất cách miệng chậu trồng khoảng 3cm – 5cm. Dùng tay nén đất để cây trụ cững, tưới ít nước để giữ ẩm cho cây.
Cách chăm sóc chậu cây Dây nhện luôn phát triển tốt
1/ Ánh sáng
Cây Dây nhện sinh trưởng phát triển tốt thích hợp ở nhiệt độ từ 18 – 30 ℃. Do đó, cách tốt nhất để cây khỏe mạnh là trồng cây nơi có ánh nắng không quá gắt. Hoặc trồng trong bóng râm để nó nhận được ánh sáng mặt trời gián tiếp. Lá cây có nhiều sắc tố, để cây có thể cứng cáp hơn, lá xanh hơn bạn cần cho cây tắm nắng vào buổi sáng. Khoảng thời gian tốt để phơi nắng cho cây là từ 7-9h sáng. Bạn thực hiện ít nhất là 1 lần/ tuần. Đồng thời, với điều kiện như ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh, cây vẫn sống được.
2/ Lượng nước mà cây Dây nhện cần
Cây Dây nhện là một loại cây ưa bóng, có bộ rễ khá sum suê. Vì thế khả năng hút nước và thoát nước cao nên nhu cầu về lượng nước cũng tăng cao. Cây sẽ dễ sinh trưởng hơn nếu bạn tưới ngày 2 lần/ngày vào sáng và chiều. Khi cung cấp đủ nước thì cây sẽ cứng cáp. Sau khi cây đủ lớn, nếu bạn bận thì chỉ cần tưới 1 lần/ ngày là đủ.
3/ Hàm lượng dinh dưỡng
Tuy cây Dây nhện là có sức sinh trưởng mạnh, không kén đất và không cần dưỡng chất nhiều. Nhưng để cây sinh trưởng mạnh, phát triển khỏe thì bạn có thể sử dụng một số loại phân bón. Ở plant.vn có hỗ trợ cung cấp loại phân hữu cơ chuyên dụng cho các loại cây cảnh. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian chăm sóc mà cây vẫn có thể phát triển tốt thì bạn có thể tham khảo loại phân bò Tropical Premium.
Đặc biệt sau khi bón phải cách xa gốc không nên bón trực tiếp lên gốc. Lưu ý phải tưới nước sau mỗi lần bón để cây không bị cháy. Thời gian phân tan hết trong vòng 4 tháng hoặc hơn. Khi thấy phân tan hết bạn có thể bổ sung lại.
4/ Sâu bệnh gây hại
Nếu ở môi trường ít ánh sáng, ẩm thấp cây sẽ dễ bị bệnh thối rễ. Khi đó để phòng trừ bệnh này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc trị nấm bệnh để phun xịt cho cây.
Cây Dây nhện là loài cây rất ít sâu bệnh, có khả năng chống chịu tốt. Nếu cây bị các loại sâu tấn công thì bạn có thể xử lý bằng cách dùng tay bắt. Hoặc bạn có thể sử dụng các chất trừ sâu điều chế từ thiên nhiên. Nhằm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình mà vẫn trừ được sâu hại.
Lời kết
Plant.vn rất mong những chia sẻ bổ ích trên sẽ mang lại hữu ích khi trồng, chăm sóc cây Dây nhện. Giúp cho bạn thêm nhẹ nhàng và giản đơn hơn. Chúc bạn có thể thực hiện thành công và có những chậu cây Dây nhện xanh tốt như mong đợi. Xin cám ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.
Xem thêm: Cây Dây nhện – biểu tượng của sự vượt khó
Người viết: Minh Đạt