Cây Dây nhện – biểu tượng của sự vượt khó

Cây Dây nhện bìa

Cây Dây nhện hay còn gọi cây Mẫu tử, cỏ Lan chi là cây cảnh khá phổ biến hiện nay. Loại cây này thường được trồng trong chậu nhỏ treo ở ngoài hiên, trồng trong nhà hay trồng ở các bồn cây để trang trí. Với ý nghĩa phong thủy có thể đem đến tài lộc, thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Dường như loài cây này càng ngày đang chiếm trọn ưu thế trong giới cây cảnh. Cùng plant.vn tìm hiểu công dụng và ý nghĩa của cây Dây nhện qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về cây Dây nhện

.Dưới đây là một vài thông tin chung về cây dây nhện

  • Cách thường gọi : Cây dây nhện. 
  • Tên khoa học: Chlorophytum Comosum.
  • Cách gọi khác: cỏ Lan Chi, cỏ mệnh môn, lục trảo trổ.
  • Thuộc họ: Agavaceae.
  • Nguồn gốc: Xuất phát từ các nước ở Nam Phi sau đó được trồng và ngày càng được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. 

1/ Đặc điểm hình thái của cây Dây nhện

Cây Dây nhện thuộc loại thực vật thân thảo. Với chiều cao khá khiêm tốn, chỉ từ 20 – 40cm, tuy nhiên loài cây này thường mọc thành bụi nên rất rậm rạp. Rễ cây thuộc dạng rễ chùm ngắn, phình to thành củ nằm trong đất giúp cố định cây và hút được nhiều khoáng chất giúp cây phát triển. Chính vì điều này nên rất dễ tách mảnh cây dây nhện để nhân giống.

Đặc điểm hình thái cây Dây nhện
Đặc điểm hình thái của cây Dây nhện (Ảnh sưu tầm)

Thân cây màu trắng, hình trụ ngắn và được bao bọc xung quanh bởi các bẹ lá. Lá của cây thon dài và nhọn dần về phía đầu ngọn, có chiều dài từ 15 – 30cm, chiều rộng từ 2 – 3cm. Điều làm cho loài cây này để lại dấu ấn trong lòng người yêu hoa không chỉ là hình dáng mà còn là màu sắc bắt mắt. Lá cây có sọc viền vàng chạy dọc từ đầu ngọn đến gốc. Điểm tô ở giữa là sọc xanh nổi bật giữa hai viền mép lá. Nhìn từ xa, trông như những dải lụa đào với màu sắc rực rỡ đang uốn lượn quanh chậu cây. Hoa của loài này khá nhỏ, có màu trắng. Là bông hoa 5 hoặc 6 cánh, thường mọc theo cụm. Hoa nở ra để lộ ra nhụy của hoa màu vàng trông rất tươi tắn.

2/ Đặc điểm sinh thái của cây

Đặc điểm sinh thái cây Dây nhện
Đặc điểm sinh thái của cây (Ảnh sưu tầm)

Là loài cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, sức sống khá bền bỉ nên không tốn quá nhiều công để chăm sóc. Cây Dây nhện còn là cây ưa bóng. Vì vậy, nên trồng ở những nơi thoáng mát, có bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ngoài ra, cây ưa môi trường đất tơi xốp, thoáng mát với độ ẩm trung bình nên phải lưu ý khi tưới nước cho cây.

Tác dụng của cây Dây nhện

1/ Làm mới không gian

Với hình dáng cuốn hút, kích thước đa dạng cùng màu sắc bắt mắt. Loài cây này rất thích hợp để làm cây cảnh trang trí trong nhà, trong văn phòng. Hoặc là bất kể là không gian với các kiểu thiết kế đặc biệt. Vẻ đẹp thanh tao, hiện đại nhưng không kém phần sang trọng của cây Dây nhện kết hợp với những chi tiết trong căn phòng sẽ tạo nên một bức tranh tổng thể hài hòa, có chút tươi mới, trẻ trung của màu xanh, vàng của lá, có chút đặc trưng, cá tính của cách trang trí trong căn phòng.

Cây dây nhện trang trí nội thất
Cây Dây nhện giúp làm mới không gian xanh mát (Ảnh sưu tầm)

Bạn có thể đặt cây ở bất kì nơi đâu. Nếu bạn muốn không gian ngôi nhà thêm phần sinh động, hòa hợp với thiên nhiên. Plant.vn khuyên bạn nên đặt ở trong phòng ngủ, phòng khách, bên cạnh cửa sổ nhưng ở hướng không có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào.

2/ Chiếc máy hút bụi thần kỳ

Hai nghiên cứu độc lập của NASA và The American College đã đưa ra nhiều ý kiến chung về việc đề xuất các loại cây nên trồng trong nhà. Và cây Dây nhện là một trong những cây tiêu biểu nằm trong top các loài cây có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất. 

Cây dây nhện lọc không khí
Là chiếc máy hút bụi thần kỳ (Ảnh sưu tầm)

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nó có thể thanh lọc các chất có hại như: Xylen, Carbon, Fomandehit, Benzen. Đặc biệt, theo các chuyên gia chỉ trong vòng 24h, nó có thể hút được 80-90% lượng khí cacbonic fomandehit có trong không khí. Ngoài ra, trong cây Dây nhện có khá nhiều chlorophyll có tác dụng bảo vệ bề mặt lá cây giúp đuổi côn trùng. Không những thế, nó còn là cây không hấp thụ oxy vào ban đêm nên các bạn có thể yên tâm trồng loại cây này trong nhà mà không phải lo lắng về chất lượng không khí vào buổi đêm.

3/ Cây Dây nhện có tác dụng hấp thụ bức xạ điện từ

Cây Dây nhện hấp thu bức xạ điện từ
Cây Dây nhện có khả năng hấp thụ bức xạ điện từ (Ảnh sưu tầm)

Bên cạnh khả năng lọc không khí, cây Dây nhện còn hấp thu cả các sóng điện từ. Chúng thường được phát ra từ tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, smartphone. Những tia này tuy chưa được chứng minh là có ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe con người. Tuy nhiên nhiều thực nghiệm cho thấy con người ở trong môi trường có nhiều bức xạ điện từ sẽ có nguy cơ bị mắc các bệnh như ung thư cao hơn thông thường.

4/ Tác dụng chữa bệnh ít ai biết

Cỏ Lan chi (Dây nhện) còn có tác dụng chữa bệnh mà ít người biết đến. Cây thường  được sử dụng trong ngành y học cổ truyền của nước ta. Có tác dụng giúp chữa một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho, ho khan, ho có đờm. Ở các nước như Ấn Độ, phần rễ của cây có thể được sử dụng để chữa trị các bệnh về hệ tiêu hóa. Chẳng hạn như: tiêu chảy, kiết lị, khó tiêu,… vô cùng hiệu quả. Thân cây giã nhuyễn làm nước uống có thể giải độc cơ thể. Hoặc đắp lên tay có thể giảm những vết sưng bỏng nhẹ.

Công dụng chữa bệnh cây Dây nhện
Công dụng chữa bệnh của cây Dây nhện ít người biết (Ảnh sưu tầm)

Ngoài ra, để cây dây nhện trong nhà, theo NASA, màu xanh của cây còn giúp tăng 15% trí nhớ và hiệu quả rất tốt trong việc làm giảm stress nên rất thích hợp để ở bàn làm việc của dân văn phòng.

Tại sao nói cây Dây nhện là biểu tượng của sự vượt khó?

1/ Ý nghĩa trong phong thuỷ

Trong phong thủy, may mắn và sự bình an là 2 cụm từ dùng để ám chỉ cây Dây nhện. Không những thế, nó còn mang lại cảm giác thoải mái, giảm stress dưới góc nhìn khoa học. Cây có thể chữa được bệnh trầm cảm bạn có tin không. Vì thế nó như một luồng khí tốt giúp lưu thông vượng khí, rất tốt cho người sở hữu nó. 

Ý nghĩa phong thuỷ cây Dây nhện
Ý nghĩa phong thuỷ của cây Dây nhện (Ảnh sưu tầm)

2/ Cây Dây nhện phù hợp với người có mệnh nào?

Mệnh nào thích hợp trồng cây Dây nhện
Cây Dây nhện phù hợp với người có mệnh nào? (Ảnh sưu tầm)

Cây rất phù hợp với những người mang mệnh Thủy và Kim. Những người thuộc 2 mệnh này nếu đặt trên bàn làm việc hay trong nhà sẽ thịnh vượng. may mắn và hanh thông trong công việc.

  • Với mệnh mệnh Kim

Cây Dây nhện là một trong những loại cây cảnh cảnh mini thuộc hành Kim. Do đó, đây là cây bản mệnh của người mệnh Kim. Đặt một chậu cây này trong nhà hay trên bàn làm việc sẽ luôn mang lại may mắn trong công việc và hạnh phúc trong chuyện tình cảm.

  • Cây hợp mệnh thủy

Người mệnh Thủy muốn có nhiều quý nhân phù trợ, tài lộc dồi dào. Tất nhiên không thể thiếu chậu Dây nhện. Họ thường phù hợp với những loại cây có lá, thân, hoa có màu xanh thẫm, đen, trắng, ghi. Theo ngũ hành tương sinh Kim sinh Thủy. Người mệnh Thủy nên trồng loại cây này để tăng phúc khí, may mắn và gia tăng các điềm lành trong phong thủy.

Cây Dây nhện có độc không?

Cỏ Lan chi (Dây nhện) là cây thân thảo được trồng nhiều làm cảnh hiện nay. Cây ngoài tác dụng thanh lọc không khí thì nó còn là một cây thuốc chữa một số bệnh. Do đó, có thể nói rằng cây không có độc nên các bạn có thể yên tâm trồng loại cây này trong nhà. 

Cây Dây nhện có độc không
Cỏ Lan chi (cây Dây nhện) có độc không? (Ảnh sưu tầm)

Khi trồng cây Dây nhện trong nhà, các bạn vẫn nên lưu ý để xa tầm với của trẻ nhỏ. Nếu để trẻ nhỏ bứt lá cây ăn vẫn có thể khiến trẻ bị các vấn đề về tiêu hóa. Chẳng hạn như đau bụng buồn nôn. Các bạn lưu ý các triệu chứng này là do trẻ ăn phải lá cây nên có phản ứng. Chứ không phải trẻ bị trúng độc do lá, kể cả người lớn cũng vậy. Khi ăn phải các thức ăn lạ cơ thể sẽ có phản ứng đau bụng buồn nôn để loại bỏ các thực phẩm mà cơ thể cho là không tốt. Đây là lý do dù cây Cỏ nhện không có độc nhưng vẫn tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.

Kết luận

Từ những điểm trên, plant.vn có thể kết luận rằng cây Dây nhện là cây cảnh, cây phong thủy rất tốt, không có độc và nên trồng trong nhà. Dù không có độc nhưng khi trồng cây trong nhà các bạn vẫn nên để cây xa tầm với của trẻ nhỏ để tránh trẻ bứt lá cho vào miệng. Đặc biệt hơn, cây Dây nhện là cây quang hợp ngược vào ban đêm (nhả oxy hấp thụ cacbonic). Vậy nên, nếu các bạn thích loại cây này thì nên trồng một cây trong nhà vừa có tác dụng trang trí vừa có lợi cho sức khỏe của cả gia đình.

Người viết: Minh Đạt

Leave a Reply

error: Content is protected !!