Cách trồng và chăm sóc Thường Xuân luôn xanh tốt, mang lại nhiều may mắn

Thường Xuân là một trong những loại cây cảnh phổ biến hiện nay, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh, làm hàng rào trước sân, để tạo bóng mát hoặc để bàn trang trí. Cây vừa có lợi ích về y học vừa có giá trị phong thủy tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được cách trồng loại cây đặc biệt này. Hãy cùng plant.vn tìm hiểu nhé!Cây Thường Xuân_Ảnh: Sưu tầm

Cây Thường Xuân_Ảnh: Sưu tầm

Giới thiệu về cây Thường Xuân

Cây Thường Xuân có tên khoa học là Hedera helix, thuộc họ Cuồng (Araliaceae). Đây là loài cây có nguồn gốc từ vùng Tây Á nói riêng và châu Á nói chung. Hiện nay chúng đã trở nên phổ biến và được nhiều người trồng làm cây dây leo hoặc hàng rào cây xanh trong vườn nhà.

Đặc điểm sinh thái

Cây Thường Xuân là loài cây thân thảo, thuộc bộ dây leo, chúng có thể leo cao tới 20-30m và lan rộng ra xung quanh trông rất đẹp mắt. Thân cây có nhiều đốt, mỗi đốt sẽ mọc ra rễ phụ và lá mới nhằm giúp cây có thể lan rộng và phát triển. Lá cây màu xanh nhạt khi còn non và sẽ chuyển sang xanh đậm khi trưởng thành.

Cây Thường Xuân thường ra hoa vào mùa thu, hoa có màu vàng nhạt, 5 cánh và có mùi thơm nhẹ nhàng. Sau khoảng 2 tháng thì hoa sẽ kết thành quả, quả có màu đỏ hoặc vàng. Các bộ phận của cây như lá, hoa và quả đều có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. 

Đặc điểm của cây_Ảnh: Sưu tầm
Đặc điểm của cây_Ảnh: Sưu tầm

Lá của loại cây này có nhiều đốm màu vàng xanh ở giữa (Annemieke) hoặc viền trắng tinh (Variegata). Cây Thường Xuân có lá dáng giống như lá nho nhưng nhỏ hơn. Lá noncủa cây Thường Xuân thường có màu xanh nhạt, khi trưởng thành thì màu lá dần chuyển sang màu xanh đậm hơn. 

Trong giới thực vật, rất hiếm có trường hợp lai giữa các chi khác nhau trong cùng hộ một họ. Nhưng đối với cây Thường Xuân thì điều này lại có thể xảy ra. Khám phá thú vị này được thực hiện lần đầu tiên tại vườn ươm cây Lizé Frères ở Nantes, Pháp vào năm 1912. Khi cây bố mẹ là Aralia Nhật Bản và cây Dây Thường Xuân được cho lai tạo với nhau, cho ra loài mới là cây Fatshedera lizei Phong Lữ. 

Tác dụng của cây Thường Xuân

Cây Thường Xuân mang đến cảm giác bình lặng, thư thái. Trong cuộc sống xô bồ, chỉ 1 chậu cây nhỏ trên bàn làm việc cũng sẽ đem lại cảm giác thư thái và tĩnh lặng.

Cuộc sống với những bộn bề lo toan, áp lực công việc, áp lực cuộc sống. Con người sẽ cảm thấy yếu đuối và vô cùng căng thẳng. Đặc biệt là dân văn phòng, sau những giờ làm việc mệt nhọc, điều ai cũng muốn chính là tìm về ngôi nhà của mình để nghỉ ngơi, thư giãn. Sắc xanh của Cẩm Nhung sẽ giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, mang đến cho gia chủ nhiều may mắn và niềm vui.

Tác dụng của Thường Xuân_Ảnh: Sưu tầm
Tác dụng của Thường Xuân_Ảnh: Sưu tầm

Cây Thường Xuân có thể hấp thu các chất hữu cơ độc hại có trong không khí như fomandehit (chất độc hại hay có trong khí thải ô tô và khói thuốc lá), benzen, carbon monoxide,… Trong vòng 6 giờ cây có thể loại bỏ 58% các phần tử nấm mốc, 60% các loại chất độc hại trong phòng. Từ đó giúp không khí được cải thiện hẳn, trở nên sạch sẽ hơn. 

Với tình trạng ô nhiễm không khí tại các khu đô thị hiện nay, thì cây Thường Xuân là một lựa chọn rất tuyệt vời giúp bạn cải thiện không khí trong gia đình của mình. Giảm các chất có nguy cơ gây thư có trong không khí sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn rất tốt. 

Cách trồng và chăm sóc Thường Xuân

Trồng bằng cách giâm cành

Bạn có thể nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu lớn, chứa đất tơi xốp đã bón lót sẵn, chú ý không nên đổ đất đầy miệng chậu, mà bề mặt đất nên cách miệng chậu khoảng 5 cm. Cắt lấy một đoạn cành non đã giâm khoảng 8- 12cm, cắm vào chậu đất. 

Sau đó, hãy mang chậu cây đặt vào một vị trí râm mát, có độ ẩm tốt. Sau khoảng 2 tuần, cây sẽ ra rễ nếu được đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ cần thiết (khoảng 15- 25 độ C). 
Cách trồng cây Thường Xuân_Ảnh: Sưu tầm
Cách trồng cây Thường Xuân_Ảnh: Sưu tầm

Ngoài ra, ta còn có một cách khác để nhân giống cây đó là cắt lấy một cành Thường Xuân với khoảng 2-4 mắt mầm, ngâm cành trong nước sạch và đặt trong phòng với nhiệt độ 20 độ C. Sau khoảng 10 ngày, cành Thường Xuân cũng có thể mọc rễ mới. Sau đó, bạn lấy cành Thường Xuân đã ra rễ trồng vào chậu đất chuẩn bị sẵn, chú ý cẩn thận không để rễ bị đứt. Ấn đất thật chặt xung quanh bầu rễ để cây đứng vững. 

Trồng cây giống vào chậu xong, bạn nên đổ một ít sỏi đá xung quanh rễ cây. Không nên để cây mới trồng ở nơi có nhiệt độ cao hay ánh nắng mặt trời gay gắt bởi cây dễ bị khô héo, chăm sóc sẽ khó khăn hơn và cây phát triển kém hơn. Nên đặt ở nơi thoáng mát, tưới nước đảm bảo độ ẩm thường xuyên. Cây có sức sống khá mãnh liệt và bền bỉ, có thể chịu được giá rét nhưng không chịu được nắng nóng gay gắt. Chọn vị trí cho cây là một việc hết sức quan trọng.

Cách chăm sóc 

1. Ánh sáng

 Tuy cây Thường Xuân không cần tới quá nhiều ánh sáng cho sự phát triển của nó nhưng nếu được trồng trong điều kiện tối quá lâu ngày sẽ khiến cho cây bị còi cọc yếu ớt, sức đề kháng giảm và rất dễ mắc các loại sâu bệnh. Khi cây bị thiếu sáng lâu ngày cũng khiến cây không duy trì được sắc xanh tốt nhất. Chính vì thế hãy đưa cây Thường Xuân ra ánh sáng định kỳ nhé. 

Điều kiện ánh sáng của cây_Ảnh: Sưu tầm
Điều kiện ánh sáng của cây_Ảnh: Sưu tầm

Như đã nói trên, cây Thường Xuân có nhu cầu rất ít về ánh sáng. Bạn không nên đặt cây tại vị trí có cường độ ánh sáng quá gắt gao. Vì có thể khiến cho lá cây bị cháy nắng. Chỉ nên đặt cây Thường Xuân tại vị trí có lượng ánh sáng phân tán. Tại khu vực bóng râm, ánh sáng gián tiếp, nhiệt độ không quá cao. Những vị trí phù hợp có thể kể đến là cửa sổ thoáng gió, bên hiên nhà hoặc dưới bóng cây mát. 

Nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển cả cây Thường Xuân là vào mùa đông. Khi mà nhiệt độ môi trường xung quanh xuống thấp. Hãy nhớ rằng cây Thường Xuân có thể chịu được rét nhưng không thể chịu được nhiệt độ cao đâu. 

2. Nước tưới

Cũng giống như các loài thực vật trồng trong nhà, khu vực râm mát. Cây Thường Xuân không có nhu cầu tưới nước quá nhiều. Rất nhiều người hay bị mắc lỗi này khi tưới nước cho cây. Khiến cho bộ rễ của cây bị úng sau đó bị héo lá và chết dần. Vậy thì cần phải tưới nước cho cây như thế nào thì mới đúng? 

Mỗi một cây khác nhau có kích thước khác nhau, sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau. Nên lượng nước để tưới cho cây sẽ không giống nhau. Chu kỳ tưới nước cũng khác nhau do nhu cầu rất khác nhau. Thật khó để nhận biết khi nào thì cây đang cần phải tưới nước. 

Tưới nước cho cây_Ảnh:Sưu tầm
Tưới nước cho cây_Ảnh:Sưu tầm

Một mẹo nhỏ cho bạn chính là nhúng ngón tay vào chậu để cảm nhận độ ẩm bên trong chậu. Nếu thấy chậu khô đi hơn 40% thì đây là thời điểm phù hợp để tưới cây. Để thuận tiện cho việc tưới cây hơn thì bạn có thể ghi lại khoảng thời gian tưới cây này cách nhau bao lâu. Sau đó ghi nhớ và thực hiện cho lần sau đỡ phải nhúng tay vào để kiểm tra nữa.

 Chậu cây cần phải đảm bảo là luôn thoát nước tốt. Tránh để tình trạng ngập nước quá lâu vì có thể khiến rễ cây bị ngộp và úng nước. Vào những dịp thời tiết hanh khô. Có độ ẩm xuống thấp thì bạn nên tưới thường xuyên hơn để đảm bảo độ ẩm cho cây. Chỉ cần tưới đều ướt hết bầu cây, không cần tưới quá đẫm nước, tránh tưới quá nhiều vào lá. 

3. Bón phân 

Không cần bón phân quá nhiều cho cây. Bởi vì trong giá thể thường có một lượng dinh dưỡng sẵn có rồi. Vì thế nên chỉ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng là cây có thể phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ cho an toàn, chu kỳ mỗi tháng bón một lần. Tóm lại, cây Thường Xuân chỉ cần bón phân đơn giản là cây phát triển khỏe mạnh rồi. 

Về cách thức bón có thể rải đều xung quanh chậu rồi xới đất cho phân phân tán đều. Hoặc có thể hòa tan với nước sạch rồi tưới cũng được. Tránh để chất hữu cơ như vỏ trái cây, rau củ… Vì khi bón vào cây cũng chưa thể hấp thu được, trái lại có thể thối rữa và khiến cây dễ bị mắc bệnh hơn. 

4. Cắt tỉa và phòng chống sâu bệnh 

Với điều kiện thuận lợi thì cây Thường Xuân phát triển rất khủng khiếp. Thậm chí còn bị đánh giá là loài thực vật xâm lấn, chúng phát triển các nhánh và dây leo với tốc độ chóng mặt. Vì thế bạn cần thường xuyên cắt tải để cây luôn giữ được kích thước ổn định. Duy trì được vẻ đẹp nhất định và có được sức khỏe mạnh tối ưu. 

Phòng sâu bệnh cho cây Thường Xuân_Ảnh: sưu tầm
Phòng sâu bệnh cho cây Thường Xuân_Ảnh: sưu tầm

Khi cây đã phát triển tốt và ổn định. Bạn có dựa vào khả năng phát triển nhanh này của cây để nhân giống thành nhiều cây khác. Bằng cách cắt nhánh cây ngâm vào chất kích rễ và giâm chúng xuống giá thể phù hợp. 

Bình thường cây Thường Xuân có sức sống rất khỏe mạnh. Sức đề kháng cũng thuộc dạng “trâu bò” nên gặp rất ít bệnh hại. Nhưng bạn cần lưu ý tới một số loại bệnh gặp trên cây như đốm lá và sâu cuốn lá. Đây là hai loại sâu bệnh thường gặp nhất của Thường Xuân. 

Cây Thường Xuân có độc không? 

Cây Thường Xuân là loài thực vật thuộc vào nhóm cây có độc (Toxicodendron). Nếu như bạn tiếp xúc với nhựa của chúng tiết ra do việc cắt tỉa hoặc vặt lá gây nên thì bạn có thể sẽ bị phát ban, nổi mẩn ngứa hoặc bị dị ứng. Đó là bởi một loại chất có tên Urushiol nằm trong nhựa của loài cây này với khả năng gây kích ứng kéo dài. Do đó trong quá trình trồng cây Thường Xuân bạn cần sử dụng găng tay để tránh bị nhựa cây dính vào làn da.

 

Trên đây là cách trồng và chăm sóc Thường Xuân cực đơn giản tại nhà. Plant.vn hy vọng rằng sẽ giúp bạn có thể tự tay trồng lấy cho riêng mình một chậu cây thật đẹp. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết được những thông tin thật bổ ích.

Xem thêm:Khám phá những điều thú vị về cây Thường Xuân

 

Người viết: Thái Hậu

Leave a Reply

error: Content is protected !!