Cách trồng và chăm sóc lan hồ điệp

Lan hồ điệp từ lâu đã là một cái tên quen thuộc trong giới yêu hoa. Với vẻ đẹp quyến rũ và hoa lâu tàn, cây luôn chiếm vị trí “xịn” trong trái tim người yêu hoa. Hôm nay, hãy cùng plant.vn tìm hiểu cách trồng và chăm sóc loài hoa xinh đẹp này nhé!

Đặc điểm lan hồ điệp 

Hoa lan hồ điệp là dòng hoa lan thuộc chi hoàng thảo.Tên khoa học là Dendrobium anosmum

Lan hồ điệp có thân cây khá ngắn, sinh trưởng chậm. Chúng thường sống ở những nơi mà độ cao từ 200 cho đến 400 cm. Lúc ra hoa, thân cây sẽ mọc hướng xuống dưới, nhìn như một dải giống hình thác nước. Thân cây chính mọc ra các lá mới theo chiều thẳng đứng. Cành hoa lan mọc ở rìa hoặc chúng mọc từ nách và lá xen kẽ nhau. 

Lá cây lan hồ điệp khá to và dày. Chúng mọc ở các vị trí đối xứng nhau và ôm lấy thân cây. Cây lan trưởng thành sẽ có từ 4 đến 6 lá. Lá cây màu xanh và chia thành 3 loại dựa vào màu sắc. Loại đầu tiên là màu xanh, mặt trên và dưới có màu đỏ. Thứ hai mặt trên lá đốm và mặt dưới màu đỏ. Cũng nhờ vào đặc điểm lá mà người ta có thể phân biệt được màu sắc của hoa.

lan hồ điệp

Chậu hoa lan hồ điệp (ảnh sưu tầm)

Cành hoa lan thông  thường sẽ  mọc từ nách lá hoặc mọc từ phần rìa. Cành hoa hơi nhỏ, chúng có sự phân nhánh rõ rệt. Trung bình một cây hoa chỉ cho từ 1 đến 2 cành hoa. Hoa lan có cánh to, rộng.  Điều đặc biệt là giữa các cánh hoa không có khe hở, chúng nhìn như hình tròn và chồng khít lên nhau. Vì hoa lan hồ điệp hiếm khi nở vào ban ngày. Vì thế nên giảm, ít xảy ra tình trạng mất nước ở cây.

Quả lan hồ điệp có hình que, quả phát triển chậm. Quả lan có kích thước nhỏ, và  không có phôi nhũ. Không như những loài hoa khác, hạt của lan hồ điệp trong điều kiện tự nhiên rất khó nảy mầm. Vì vậy hạt rất ít khi được sử dụng để nhân giống.

Cách trồng lan hồ điệp đúng cách

Giá trị kinh tế của lan hồ điệp là vô cùng lớn. Vì thế nên bạn cần phải biết cách trồng lan hồ điệp như thế nào và phải quan tâm chăm sóc đúng cách. Như vậy cây mới có thể phát triển tốt.

Lựa chọn hoa lan hồ điệp giống

Ở nước ta, có một số giống lan phổ biến như:

  • Giống hoa to: Đường kính giống hoa này dao động từ 10 đến 14 cm. Trên cây sẽ mọc từ 9-12 hoa. Các giống hoa nổi trội là  trắng lưỡi đỏ, phấn hồng…
  • Giống hoa trung bình: Gồm những loại lan có hoa có bán kính 3-4 cm, và mọc từ 10 đến 15 bông. Bao gồm các giống hoa phổ biến như hoàng hậu, kẻ vân tím…
  • Giống hoa mini: Vì là hoa mini nên kích thước hoa khá nhỏ, đường kính chỉ từ 2 đến 4 cm. Tuy nhiên lại có nhiều hoa, trên cây có khoảng từ 20 đến 50 hoa. Gồm các giống hoa như trắng mini, vàng mini…

Các bước chi tiết trồng lan hồ điệp

  • Bước 1: chuẩn bị than, xơ dừa và chậu để trồng cây. Lưu ý là bạn nên chọn loại than đốt từ củi. Vì loại than này sẽ sử dụng bền hơn. Khoảng chừng 5 cho đến 6 năm sau bạn mới cần phải thay chậu mới. Đặc biệt chỉ nên lấy lượng than vừa đủ, không quá nhiều hay quá ít.

than củi

Than củi (ảnh sưu tầm)
  • Bước 2: Để than củi đã chuẩn bị vào trong chậu. Nên để than tới 1/3 chậu hoa là vừa đủ. Tiếp theo thì cho phần xơ dừa đã băm nhỏ cho vào chậu. Đặt thêm cây vào tùy theo số lượng cành. Làm như vậy sẽ giúp những nhánh hoa cố định vào cành cây, giữ cho dáng cây thẳng đứng.
  • Bước 3: Theo phương pháp trồng lan hồ điệp thông thường thì nên cho hết phần xơ dừa còn lại. Phần xơ dừa nên chừa cách miệng khoảng 1cm. Như vậy có thể giữ cho cây có thể đứng thẳng. Bước cuối cùng đó chính là tưới nước cho cây.

Cách chăm sóc lan hồ điệp đúng cách

Sau khi đã hoàn thành việc trồng cây thì cần chăm sóc cây cẩn thận. Chăm sóc cây tốt sẽ giúp cây có thể phát triển và ra hoa một cách đều đặn và đẹp. Sau đây là những vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc lan hồ điệp:

Nhiệt độ, ánh sáng thích hợp và độ ẩm cần thiết

Nhiệt độ thích hợp để trồng lan hồ điệp là từ 18 đến 29 độ C là tốt nhất. Trong trường hợp nhiệt độ quá thấp, cây khó có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Như vậy sẽ khiến cây trở nên nhanh chóng bị chết. Ngoài ra, lan hồ điệp là loài hoa ưa ánh sáng nhưng cũng rất kén chọn. Dù ưa sáng nhưng cây không nên được để trực tiếp dưới ánh nắng của mặt trời. Bạn chỉ nên để lan ở bên trong nhà. Bên cạnh đó, khi chăm sóc cũng cần lưu ý duy trì độ ẩm cho cây trong khoảng từ 50% đến dưới 80% là phù hợp nhất.

Lan hồ điệp cần ánh sáng thích hợp (Ảnh sưu tầm)

Cần quan tâm đến phân bón và nước tưới

Khác với cách chăm những loại hoa khác, khi chăm sóc lan hồ điệp thì lượng phân bón và lượng nước tưới mỗi ngày đều khác nhau.

Loại phân bón thích hợp cho lan hồ điệp: Vào mùa hè ôi bức, để cây có thể phát triển nhanh, bạn nên sử dụng phân bón NPK. Với cái lạnh mùa đông, việc bón phân là không cần thiết. Việc mà bạn nên làm là duy trì độ ẩm cần thiết để lan hồ điệp không bị héo.

  • Cách tưới nước cho lan hồ điệp đúng cách: Vào các mùa mà độ ẩm trong không khí cao, ví dụ như mùa xuân, bạn chỉ nên tưới tầm từ 5 đến 7 ngày một lần. Ngược lại, vào mùa hè và mùa thu cây mất nước nên cần tăng lượng nước tưới. Có thể tưới lên 1 hoặc 2 ngày một lần. Cần đặc biệt lưu ý rằng khi tưới, chỉ nên tưới ở phần rễ của cây. Tuyệt đối không được tưới nước trực tiếp lên hoa và lá nhé.

Đặt cây ở chỗ thông thoáng

Chỗ đặt cây thường bị bỏ lơ trong quá trình chăm sóc cây. Tuy nhiên đây là một yếu tố quan trọng không kém các yếu tố khác. Những vị trí có không khí thoáng đãng, khô ráo sẽ là nơi lý tưởng nhất để cây có thể trao đổi chất và phát triển. Bên cạnh đó, việc đặt chậu cây ở nơi thoáng mát còn giúp cây giảm được nguy cơ về sâu bệnh xâm hại đến cây và nấm mốc. Tuy nhiên bạn không nên đặt chậu hoa ở các nơi có gió mạnh nhiều và lớn. Oử nơi nhiều gió sẽ khiến cây trở nên khô và nhanh tàn hơn.

lan hồ điệp

Đặt chậu lan hồ điệp ở chỗ thông thoáng (ảnh sưu tầm)

Cách phòng ngừa bệnh cho lan hồ điệp

Cách phòng ngừa sâu bệnh cho lan hồ điệp cũng rất không quá phức tạp. Chỉ cần bạn thường thường xuyên quan sát để có thể kịp thời phát hiện được những vấn đề mà cây đang gặp. Vì thật sự lan hồ điệp cũng rất hay “bệnh vặt” do môi trường và thời tiết luôn thay đổi. 

Nếu bạn thấy trên cây lan có sâu đang phá hoa, điều bạn cần nhanh chóng làm là sử dụng nước xà phòng loãng rửa sạch cây. Việc này là để ngăn ngừa sâu đẻ thêm mầm mống gây hại. 

Sau đó, bạn dùng một chiếc khăn sạch lau nhẹ nhàng.Nếu sâu quá nhiều và mạnh thì bạn nên mang chậu lan đến nơi chuyên về chăm sóc cây cảnh. Tại đây bạn sẽ được tư vấn kỹ hơn để chọn thuốc trừ sâu phù hợp.

Lưu ý trong cách trồng lan hồ điệp

Việc trồng lan từ khi còn nhỏ khác với việc mua chậu hoa sẵn về trồng và tiếp tục chăm sóc. Vì vậy, nên trong khâu lựa chọn giống lan hồ điệp, bạn cần phải thật cẩn thận để tránh mua nhầm giống hoa kém chất lượng. 

Cây giống tốt sẽ có các đặc điểm sau đây mà  bạn cần biết:

  • Bầu cây được cung cấp đủ ẩm.
  • Rễ cây vẫn còn được giữ nguyên vẹn ,không bị khô héo, dập gãy hoặc đứt đoạn.
  • Lá cây mang màu xanh tươi tự nhiên, không có các vết bệnh.
  • Cành hoa to mập, gốc cành hoa phải thẳng.
  • Ngọn của cành phải có độ uốn cong mềm mại.

Trong lúc chăm sóc cây, nên hạn chế bón thêm bất kì loại phân bón hay các loại dưỡng chất nào khác. Nếu cảm thấy bầu hoa bị khô thì điều bạn cần làm là  tưới nước cho hoa bằng nước sạch.

Mẹo chọn mua lan hồ điệp

Hoa lan hồ điệp khỏe mạnh nên có lá màu xanh tươi

Thông qua lá, bạn có thể biết được rất nhiều về tình trạng của cây. Một chậu lan tốt thì lá lan phải sáng, có màu xanh đậm tự nhiên và rực rỡ.

Nhiều lúc có thể bạn sẽ thấy một vài chiếc lá phía dưới có thể có màu vàng hoặc khô héo. Nhưng đây không hẳn là cây có vấn đề. Vì cây lan thường ưu tiên dưỡng chất cho của lá trên và lá non là. Vì vậy việc một số lá chết ở phía dưới là bình thường.

Mặt khác, lá có nhiều mảng màu vàng hoặc nâu. Đây có thể là dấu hiệu của việc tưới nước dưới hoặc quá mức. Một dấu hiệu của bệnh hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Trong tình huống này, có lẽ tốt nhất là chọn một chậu cây khác.

lan hồ điệp
Chậu lan hồ điệp khỏe mạnh (Ảnh sưu tầm)

Kiểm tra bộ rễ của lan

Bộ rễ là bộ phận có vai trò quan trọng đối với hầu hết các loại cây, và hoa lan cũng không ngoại lệ. Trên thực tế, rễ của một cây lan sẽ cho bạn biết nhiều hơn về sức khỏe của nó so với hầu hết các loại cây.

Thông thường lan hồ điệp khi mua sẽ được trồng trong một chiếc chậu nhựa màu trắng trong suốt. Để đảm bảo rằng rễ cây có thể tiếp cận với lượng ánh sáng tốt. Nhờ đó, bạn sẽ có thể quan sát rễ cây một cách dễ dàng hơn.

Rễ cây lan hồ điệp khỏe mạnh thì sẽ dày và chắc khi chạm vào. Chúng có thể mang màu trắng, bạc, xanh lá cây hoặc vàng nhạt. Rễ màu đen hoặc nâu, sờ vào thấy mềm và nhão thường là rễ bị thối, úng nước. Ngược lại, rễ màu xám, dễ bong thường là dấu hiệu cây đang bị thiếu nước.

 

Bài viết đã chia sẻ đến bạn cách trồng và những lưu ý khi chăm sóc và mua hoa lan hồ điệp. Hãy thử ngay tài trồng và chăm sóc  lan của mình ngay nào!

 

Tuyết Ngân

Leave a Reply

error: Content is protected !!