Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế là một cây phong thủy không kiêng kỵ với mệnh nào (Ảnh: Sưu tầm)

Khi nói đến sự trường thọ và hạnh phúc thì nhiều người sẽ nghĩ đến đó là cây Vạn tuế. Cây Vạn tuế còn là loài cây có tuổi thọ cao và sức chịu đựng tốt. Không phải ngẫu nhiên cây vạn tuế được nằm trong top 5 cây quyền lực nhất Việt Nam. Theo dân gian, cây khi trồng ở nhà sẽ đem lại nhiều tài lộc và hạnh phúc cho gia chủ. Ngoài ra, việc chăm sóc cây cũng khá đơn giản nên được nhiều người trồng ở trước nhà, chùa… Hãy cùng plant.vn tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây qua bài viết này nhé!

Cây Vạn Tuế (Ảnh: Sưu tầm)
Cây Vạn Tuế (Ảnh: Sưu tầm)

Thông tin về cây Vạn Tuế

Cycas revoluta là tên khoa học của cây Vạn Tuế, thuộc họ CycadaceaeThiên tuế. Điểm đặc điểm của cây chắc là nằm ở thân cây với hình dạng là và độc đáo. Thân cây có hình trụ tròn màu vàng nhạt, chổ dày đặc có lẽ nằm ở đỉnh thân.

Cuống lá thì uốn cong như hình dạng lông chim công, nhọn ở phía đầu và có gai. Khi lá còn non sẽ có màu xanh nhạt và khi già đi phiến lá sẽ có màu xanh đậm. Lá rất cứng và khi chạm vào sẽ rất dễ bị lá cây đâm vào gây đau.

Hoa Vạn Tuế thì được mọc ở đỉnh trên thân cây. Hình dáng thì giống như một trái bắp và có màu hơi ngả vàng. Quả thì có hình dáng như quả của cây cau. Tuy nhiên, bên trong thì có hạt cứng và có màu cam.

Cây Vạn Tuế là một cây có khả năng sống rất lâu. Tuy phát triển chậm nhưng rất kiên cố và cứng cáp phù hợp khi trồng ở trước sân nhà. Ngoài ra, cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy đối với gia chủ nên được rất nhiều người lựa chọn.

 

Cây Vạn Tuế có khả năng sống rất lâu (Ảnh: Sưu tầm)
Cây Vạn Tuế có khả năng sống rất lâu (Ảnh: Sưu tầm)

Công dụng của cây Vạn Tuế

Lá của cây Vạn Tuế thường được dùng trang trí ở các lễ hội hoa hay đám cưới. Vì hình dáng của lá rất dễ uốn để tạo thành các tác phẩm cho những tiệm hoa. Giá của lá cây Vạn Tuế cũng khá rẻ chỉ khoảng vài ngàn đồng một lá.

Hiện nay thì nghề trồng và thu hoạch lá bán ra cũng đang phát triển. Hạt và rễ cây đều có tác dụng làm thuốc dùng để giáng huyết áp, bổ thận rất tốt. Tuy nhiên cây có độc tố, cần phải tỉ mỉ làm sạch khi sử dụng đến thành phần trên cây.

Lá cây Vạn Tuế trang trí cho không gian nhà cửa.

"<yoastmark

Cây Vạn Tuế hợp mệnh nào, tuổi nào?

Cây Vạn Tuế hợp với mệnh gì?

Đây là một loại cây phong thủy nên trước khi trồng. Người ta thường xem có hợp với bản mệnh theo ngũ hành cũng như năm sinh của mình hay không. Tuy nhiên cây Vạn Tuế lại không kỵ với tuổi hay cung mệnh nào.

Theo phong thủy, thì những người thuộc mệnh Thủy hoặc mệnh Mộc trồng rất tốt. Khi trồng loại cây này thì sẽ kích thích tài lộc, đón may mắn. Giúp mọi chuyện từ công việc đến tình duyên đều được thông hành và viên mãn.

Cây Vạn Tuế là một cây phong thủy không kiêng kỵ với mệnh nào (Ảnh: Sưu tầm)
Cây Vạn Tuế là một cây phong thủy không kiêng kỵ với mệnh nào (Ảnh: Sưu tầm)

Cây Vạn Tuế hợp với tuổi nào?

Tất cả các tuổi đề có thể trồng cây Vạn Tuế, nhưng tuổi Sửu là hợp nhất. Cây giúp gia chủ tuổi Sửu tài vận hanh thông, sự nghiệp công danh trong cuộc sống được viên mãn.

Cây Vạn Tuế giúp gia chủ tuổi Sửu công danh cuộc sống viên mãn (Ảnh: Sưu tầm)
Cây Vạn Tuế giúp gia chủ tuổi Sửu công danh cuộc sống viên mãn (Ảnh: Sưu tầm)

Công dụng của cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế được trồng nhiều vì nó thuộc bộ tam đa cây phong thủy Phúc, Lộc, Thọ. Còn có ý nghĩa tốt đẹp mang lại sức khỏe và sự bình an cho gia chủ.

Các bộ phận của cây như lá, hoa, hạt cũng được sử dụng trong các bài thuốc đông y. Ngoài ra, lá cây Vạn Tuế còn được sử dụng nhiều để trang trí, cắm hoa.

Công dụng của cây Vạn Tuế (Ảnh: Sưu tầm)
Công dụng của cây Vạn Tuế (Ảnh: Sưu tầm)

Ý nghĩa của cây Vạn Tuế trong phong thủy

Không chỉ là cây cảnh giúp đem lại không gian xanh trong khuôn viên nhà bạn. Dĩ nhiên, cây Vạn Tuế còn mang ý nghĩa phong thủy nữa đấy. Trong phong thủy, dáng đứng uy nghi cùng với sức sống mãnh liệt của loại cây này. Tạo nên biểu tượng cho sự kiên trì, sự bất khuất, luôn cố gắng vươn lên. Để đạt được sự thành công trong cuộc sống.

Cây Vạn Tuế còn là một biểu tượng cho sự trường thọ, sự vĩnh hằng của cuộc sống. Bởi vậy mà nhiều người còn sử dụng cây trường thọ mini để làm quà cho người thân. Cùng với mong muốn về sự trường thọ, bách niên giai lão của họ.

Là loài thân gỗ với dáng đứng thẳng hiên ngang nhưng lá cây vẫn có những vết sẹo. Tuy nhiên lá cây vẫn giữ được màu xanh tươi biểu trưng cho sự bền bỉ, nhiều tình cảm. Nên trồng cây ở trước nhà để đem lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Ngoài ra, tên gọi của cây “Vạn Tuế” cũng thể hiện sự sang trọng. Mang yếu tố âm dương có thể xua đuổi tà ma và những điềm xấu. Vì thế mà đem đến cho gia chủ một cuộc sống bình an, tài lộc, thăng tiến. Đặc biệt là cây Vạn Tuế không kỵ với bất kỳ cung hay tuổi nào. Thế nên ai cũng có thể gieo trồng cây trước nhà để đem đến may mắn. Cây Vạn Tuế nên trồng ở đâu cho phong thủy? Bạn có thể trồng ở trước nhà hay trong khuôn viên vườn nhà mình đều được.

Ý nghĩa của cây trong phong thủy (Ảnh: Sưu tầm)
Ý nghĩa của cây trong phong thủy (Ảnh: Sưu tầm)

Cách trồng cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế thường trồng nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau như gieo hạt, giâm củ. Và nếu bạn chưa biết cách nhân giống thì hãy tham khảo dưới đây nhé:

+ Nhân giống bằng cách gieo hạt:

Do cây Vạn Tuế có hoa đực và hoa cái khác nhau nên để có được hạt giống. Thì bạn phải tiến hành thụ phấn nhân tạo (hoặc có thể mua sẵn từ cửa hàng). Hạt trước khi gieo thì nên ngâm trong nước ấm khoảng 50 độ C trong 12 giờ. Rồi đổ ra ráo nước, sau 1 giờ lại ngâm nước ấm pha 0,1%  FeSO4 KH2PO4, mang đi ủ. Sau khoảng 12 giờ khi hạt bắt đầu nảy mầm thì đem gieo ở luống cát hoặc mùn.

Hạt giống sau khi gieo thì khoảng 3 – 4 tháng sẽ nảy mầm. Lúc này bạn chăm sóc cây đợi cây lớn khoảng 10 – 30cm rồi đem trồng trong bầu, hoặc chậu.

+ Nhân giống bằng cách giâm củ:

Nhân giống bằng hạt mặc dù phổ biến nhưng lại rất mất thời gian. Vì thế bạn có thể sử dụng nhân giống bằng cách giâm củ. Cây trưởng thành khi cắt bỏ có thể sử dụng đoạn thân cưa thành từng miếng nhỏ dài 10 -20cm. Cạo hết phần tủy, dùng Benlat 0,4% để làm khô và IBA ngâm trong 2h.

Sau đó giâm vào đất cát hoặc đất thịt chua, sau khoảng 4 tháng sẽ bắt đầu mọc rễ. Mỗi miếng củ có thể mọc 1 hoặc nhiều cây con và sau 2 năm giống sẽ mọc lá. Và lúc này thì bạn có thể đem đi trồng vào chậu. Lưu ý khi bứng cây để không bị mất rễ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.

+ Nhân giống bằng chồi hút:

Mặc dù không mọc cây non nhưng cây trưởng thành thường có chồi hút để bạn có thể nhân giống. Lựa chọn những cây có đường kính từ 5cm, chồi hút mọc trên 2cm. Nên lựa chọn chồi mọc rễ, không nên cắt chồi chưa lớn trưởng thành. Khi cắt chồi thì nên ngâm ngay vào dung dịch kích thích mọc rễ IBA 0.1% trong 2 giờ. Sau đó lấy ra để khô và cắm xuống luống giâm. Phủ thêm một lớp mùn để giữ ẩm, sau khoảng 4 tháng thì cây sẽ nảy chồi. Để khoảng 1 năm thì có thể đem đi trồng.

+ Kỹ thuật trồng cây:

Cây giống sau khi đã được nhân phát triển có lá. Ta sẽ tiến hành đem đi trồng (từ 3 -4 tháng), và dưới đây là kỹ thuật trồng cây Vạn Tuế:

  • Đất trồng: Nên chọn những loại đất có thành phần cơ giới hơi nặng, hoặc những loại đất chứa dinh dưỡng cao.
  • Thời vụ gieo trồng: Nên gieo vào khoảng vụ xuân (tháng 3 – tháng 4) hoặc vụ thu (tháng 8 – tháng 9). Vì lúc này thời tiết không quá nắng nóng hoặc lạnh giá thích hợp để kích thích cây mọc rễ và phát triển.
  • Lựa chọn chậu cây: Vì là loại cây sinh trưởng chậm, nên khi mới gieo trồng bạn cũng không cần chọn chậu quá to. Mà nên chọn những loại có kích thước vừa. Và sau 2 -3 năm có thể thay chậu khác cho cây.
  • Cách trồng: Khi cây giống đã phát triển thì bạn có thể bỏ bầu ra để trồng cây vào trong chậu. Nên lưu ý không nên để đất quá nông hoặc quá sâu. Sau khi trồng thì nén nhẹ đất xung quanh cây để đảm bảo cây được cố định chắc chắn.
Cách trồng cây Vạn Tuế (Ảnh: Sưu tầm)
Cách trồng cây Vạn Tuế (Ảnh: Sưu tầm)

Cách chăm sóc cây Vạn Tuế

Mặc dù là loại cây cảnh dễ chăm sóc, thường được trồng ở công trình, công viên, khu dân cư. Nhưng việc chăm sóc cây cũng nên được đảm bảo để cây không bị hư hại. Vì thế mà bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Khi mới trồng thì nên thường xuyên tưới nước để rễ cây nhanh chóng bám vào đất. Nên tưới từ 2 – 3 ngày/ lần trong khoảng 1 tháng. Còn khi đã phát triển bình thường bạn có thể hạn chế việc tưới nước lại từ 3 – 7 ngày/ lần.
  • Cây Vạn Tuế là loại cây ưa sáng, vì thế khi trồng bạn cũng nên lưu ý cắt bỏ những tán lá cây. Cũng không nên trồng ở vùng nhiều cây công trình. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra lá và phát triển của cây.
  • Là một loại cây cảnh lâu năm, có tốc độ tăng trưởng chậm. Nên trong quá trình trồng bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều về chất dinh dưỡng. Mà chỉ cần bón một lượng NPK hòa với nước vừa đủ để cho lá cây xanh hơn, mượt hơn.
  • Mặc dù không yêu cầu quá cao về môi trường sống hay chăm sóc. Nhưng cây Vạn Tuế vẫn sẽ bị tấn công bởi các loại sâu bệnh, rệp sáp, bệnh bò nóng. Vì thế nếu phát hiện cây bị bệnh thì ta nên sử dụng các loại thuốc chuyên dụng. Như Dichlorophos 0.1%, Rogor, Monocrotophos để diệt trừ sâu bệnh cho cây.
Cách trồng cây Vạn Tuế (Ảnh: Sưu tầm)
Cách trồng cây Vạn Tuế (Ảnh: Sưu tầm)

Giá cây Vạn Tuế 2020

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán cây khác nhau. Dĩ nhiên giá thành sẽ phụ thuộc vào tuổi thọ cũng như là kích thước của cây. Giá cây Vạn Tuế sẽ giao động từ 140.000 – 3.000.000 đồng tùy vào tuổi thọ. Vì thế mà để tiết kiệm chi phí thì các bạn có thể mua những cây trong bầu. Giá thành sẽ giao động chỉ từ 140.000 đồng và có thể tự trồng, chăm sóc tại nhà.

Lưu ý: Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá có thể thay đổi theo thời điểm hoặc địa chỉ mua.

 

Trên đây cũng là toàn bộ cách trồng và chăm sóc cây Vạn Tuế. Hy vọng plant.vn đưa đem đến bài viết trên đã giúp các bạn hiểu hơn về cây Vạn Tuế. Cũng cách trồng, chăm sóc chúng. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!

Leave a Reply

error: Content is protected !!