Như các bạn đã biết, plant.vn đã có 1 bài viết về công dụng của cây rau răm. Và hôm nay, Shop cây online sẽ tiếp tục đưa ra cho bạn thêm 5 lý do tại sao bạn nên có 1 chậu rau răm trong nhà? Cùng nhau tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
Đôi nét về cây rau răm
Rau răm hay thủy liễu có tên khoa học là Polygonum Odoratum Lour. Là loài cây thân thảo mọc lâu năm, có thân mọc bò ở gốc và rễ mọc ra từ các đốt. Phần thân cây có chiều cao trung bình từ 35-40cm. Toàn thân cây, rễ, lá đều có một mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Lá mọc so le, hình bầu dục ngọn giáo, cuống rất ngắn.
Bẹ chìa ngắn ôm lấy thân, trên bề mặt có nhiều gân chạy song song, dài khỏi bẹ chia thành những sợi dài. Hoa họp thành bông dài, hẹp, mảnh. Quả nhỏ, có 3 cạnh, nhọn hai đầu, nhẵn và bóng.
Thành phần chính có trong rau răm
Trong tinh dầu rau răm, người ta tìm thấy các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), ngoài ra là decanol (11%). Các sesquiterpene (α-humulene, β-caryophyllene) chiếm khoảng 15% trong tinh dầu.
Theo đông y, lá rau răm có tính ấm, vị cay, mùi thơm với những tác dụng tán hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, sát trùng, hoạt huyết tiêu độc, cấm tả lỵ, minh mục, ích trí. Do đó thường được dùng để chữa cảm, vết thương do rắn, rết cắn, khử trừ giun sán… Chính vì thế bạn nên trồng lấy một chậu rau răm trong nhà nhé.
Công dụng tuyệt vời của rau răm
1. Trị tiêu chảy do cảm lạnh
Với tính ấm, công dụng tỳ vị, loại rau này được dùng nhiều trong việc chữa đau bụng tiêu chảy do bị cảm lạnh. Để phát huy được hiệu quả tốt nhất, bạn hãy thực hiện cách làm sau đây:
Sắc nước uống gồm những nguyên liệu sau: 16g rau răm, 12g bạch truật, 16g rau kinh giới, 10g quế, 12g khương lương, 4g gừng nướng. Bạn nên dùng theo tỉ lệ, đun với 2 bát nước rồi đun cho đến khi còn khoảng 1 bát thì chắt uống ngày 2 lần.
2. Trị mụn nhọt cứng đầu
Mụn nhọt không đơn giản chỉ xuất hiện trên mặt mà nó còn xuất hiện ở bất cứ bộ phận ngoài da nào trên cơ thể. Hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn; các biến đổi trong quá trình sừng hóa; ảnh hưởng của vi khuẩn, là 3 nguyên nhân gây mụn. Trong đó, vi khuẩn P. acnes là nguyên nhân chính gây mụn.
Do vậy, nếu muốn nhanh kết thúc nó thì bạn nên thực hiện theo bài thuốc sau đây: giã nát rau răm với một chút muối rồi đắp bã lên những nốt mụn nhọt và dùng băng cố định. Mỗi ngày nên thay một lần thì với tính cay nồng của rau răm giúp tiêu độc chống viêm hiệu quả.
3. Chữa say nắng hiệu quả
Mỗi khi bạn di chuyển dưới nắng trong nhiều giờ thì tình trạng bị say nắng là thường xuyên gặp. Để khắc phục tình trạng đó, bạn nên thực hiện theo bài thuốc dưới đây nhé.
Lấy 30g rau răm, 16g rễ đinh lăng, 20g sâm bố chính tẩm nước gừng, 10g mạch môn. Những loại nguyên liệu trên đem phơi khô hoặc sao vàng rồi sắc cùng với 600ml nước. Đến khi còn khoảng 200ml nước thì dùng 2 lần trong ngày.
4. Hỗ trợ trị nước ăn chân
Ngoài những công dụng trên thì rau răm còn được nhiều người dùng trong việc trị nước ăn chân. Có 2 cách để thực hiện: giã nhỏ lấy bã hoặc giã nát lấy nước, sau đó đắp lên vết thương. Mỗi ngày nên dùng 2 lần, trong khi sử dụng cần hạn chế tiếp xúc với nước để tránh bị bội nhiễm.
5. Lợi ích cho nam giới
Rau răm giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới khi dùng kèm với các loại thực phẩm như hột vịt lộn, hàu, thịt dê, lẩu cá. Nguyên nhân là do loại rau này có khả năng kích thích sự tiêu hóa. Điều này giúp cho quá trình hấp thụ các dưỡng chất có trong thực phẩm diễn ra thuận lợi và hiệu suất hơn.
Lưu ý: Không được phép lạm dụng. Nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến hiệu ứng ngược như giảm tinh khí, giảm ham muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, các quý ông chỉ nên dùng rau răm như một loại gia vị ăn kèm để hỗ trợ tiêu hóa và tăng khẩu vị của món ăn.
Những đối tượng nên hạn chế dùng rau răm
- Những người bị ốm, hoặc máu nóng không nên dùng loại rau này bởi nó có tính nóng.
- Phụ nữ mang thai không nên ăn, nhất là trong 3 tháng đầu bởi nó có thể gây sảy thai.
- Phụ nữ đến ngày không nên dùng rau răm bởi nó gây rong kinh.
- Rau răm còn có khả năng gây giảm ham muốn, rối loạn cương dương với nam giới; Phụ nữ dễ bị mất kinh nguyệt, suy giảm chức năng sinh lý nếu lạm dụng ăn nhiều rau răm.
Lời kết
Qua 5 công dụng vừa kể trên, có đủ để bạn muốn sở hữu ngay 1 chậu rau răm trong nhà hay không? Hi vọng đọc xong bài viết này, plant.vn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cây rau răm. Nếu bạn còn bất kì băn khoăn nào, hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé.
Xem thêm: Tại sao bạn nên có 1 chậu rau răm trong nhà? (P1)
Người viết: Minh Đạt