9 công dụng tuyệt vời đến từ cây sả trong vườn nhà

Ảnh đại diện cho bài công dụng cây sả

Cây sả ngoài được biết đến như một cây gia vị giúp nâng tầm ẩm thực của người dân Việt Nam. Thì loài cây này còn được ví như một loại dược liệu quý báu và có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. 

Giới thiệu chung về cây sả

  • Cây sả còn được gọi với các tên khác như: Cỏ Sả, Sả chanh, Hương mao, Tranh thơm,…
  • Sả có nhiều giống: Sả chanh (Sả dịu), Sả Java (S xòe), Sả bẹ bẹ (Sả Sri Lanka), Sả hồng (Sả rộng, Sả Palma-rosa)… Tất cả đều thuộc họ Lúa (Poaceae).
  • Cây sả là một loại cây cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao từ 0,8m đến 1,5m. Lá hẹp dài giống như lá lúa, hai mặt lá sờ hơi nhám. Thân rễ của cây có màu trắng hoặc hơi tím.

Cây sả có thể được sử dụng một cách triệt để từ rễ đến ngọn. Tuy nhiên, phần thân cây chính là phần được sử dụng nhiều nhất và cũng là phần có nhiều công dụng nhất của cây.

  • Bảo quản sả: dùng tươi, phơi khô, ướp lạnh, chế biến thành nhiều dạng thành phẩm khác nhau.
Cây sả (Ảnh sưu tầm)

Thành phần dinh dưỡng của cây sả

Cây sả có các thành phần: Citral, geraniol, acetate, caproate geranyl, dipenten, metylheptenon, carvon. Và một số ít heptaldehyde và citronellol. Trong các chất này thì citral có hàm lượng cao nhất.

Những công dụng tuyệt vời của cây sả

1. Giải cảm

Cách 1. Sả có thể được sử dụng để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh bằng cách ăn sống hoặc giã lấy nước để uống. 

Cách 2. Nếu không muốn dùng tươi, bạn có thể rửa sạch sả và gừng theo tỷ lệ 50:50. Sau đó, tán nhuyễn, nấu với nước, đun sôi khoảng 10 phút. Cuối cùng, lọc bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.

Cách 3. Xông hơi: Nồi xông hơi gồm chanh, sả, gừng, dầu nhị, lá tía tô,… sau khi nấu sôi thì trùm chăn xông hơi cho đến khi nước tỏa ít hơi, cơ thể tiết nhiều mồ hôi là được.

Xông sả giải cảm (Ảnh sưu tầm)

 

2. Dưỡng tóc

Sử dụng một vài thân cây sả đập dập đem nấu với nước. Sau khi nước sôi, đợi nước nguội (hoặc pha thêm nước), dùng để gội đầu. Thực hiện thường xuyên từ 2 – 3 lần một tuần, tóc bạn sẽ thơm mượt, sạch gàu, lại chắc khỏe và hạn chế tình trạng rụng tóc.

Nấu sả gội đầu (Ảnh sưu tầm)

3. Sả giúp hỗ trợ tiêu hóa

Đối với người rối loạn tiêu hóa: Dùng 30 – 50 gram sả tươi đem đun sôi. Sau đó hòa một lượng đường vừa đủ ngọt và uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Còn đối với chứng đau bụng đi tả, ngộ độc rượu hoặc bội thực, nên dùng 6 – 12 gram.

4. Hỗ trợ giảm cân

Dùng thân cây sả đem rửa sạch, đập dập rồi cho vào nồi cùng với vài lát chanh tươi, gừng đun sôi. Sau khi nước sôi, lọc lấy nước và chờ nước nguội rồi pha thêm mật ong. Uống nước này vào mỗi buổi sáng sớm sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân.

Nước hỗ trợ giảm cân (Ảnh sưu tầm)

5. Cây sả giúp xua đuổi côn trùng

Cách đơn giản nhất là chuẩn bị vài cây sả tươi, sau đó chỉ cần đập dập để sả tỏa ra hương thơm, cột lại và treo lên góc phòng nơi có nhiều côn trùng. Đến khi sả khô lại và không còn tỏa ra hương thơm nữa các bạn nên bỏ đi và thay thế vào bó khác.

Hoặc bạn có thể xông tinh dầu sả trong phòng vừa xua đuổi côn trùng vừa tạo ra hương thơm. Ngoài ra, bạn có thể bôi tinh dầu sả vào quần áo hoặc lên da. Khi muỗi ngửi thấy mùi tinh dầu sẽ không dám đến gần và chích bạn.

Tinh dầu sả (Ảnh sưu tầm)

 

6. Khử mùi nhà vệ sinh

Chuẩn bị vài cây sả, sau đó đập dập để tinh dầu bên trong cây sả được tiết ra. Treo sả trong nhà vệ sinh hoặc chuẩn bị một bình hoa rồi đặt ở góc nhà vệ sinh. Phương pháp này có hiệu quả trong khoảng gần 1 tuần, sau đó bạn nên thay sả cây mới nhé.

Để vài cây sả đã đập dập trong nhà vệ sinh (Ảnh sưu tầm)

 

7. Chữa đái rắt và phù nề chân

Sử dụng 100 gram lá sả, 50 gram rễ cỏ tranh, 50 gram rễ cỏ xước và 50 gram bông mã đề đem rửa sạch, thái nhỏ và đem phơi khô. Sau đó, cho vào ấm đun sôi với 400 ml nước. Chờ thuốc cạn còn 100ml, lọc lấy nước, chia đều uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 4 ngày để cải thiện triệu chứng bệnh. 

8. Ngăn ngừa ung thư

Các hợp chất citral có trong sả giúp chống các tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia cũng khuyến khích chúng ta nên thêm sả vào thức ăn hoặc dùng sả để pha nước uống thay trà. Ngoài ra, sả cũng chứa beta-carotene-1 là một chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.

9. Giúp sát khuẩn da

Dùng sả để tẩy rửa hoặc đắp lên da cũng có tác dụng chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng da hay các vết loét bị nhiễm trùng. Bạn có thể chữa bệnh nấm da với sả bằng cách ngâm chân trong bồn nước (với tỷ lệ 3 giọt tinh dầu sả và 2–3 lít nước ấm) trong vòng 20 phút.

Ngâm chân với tinh dầu sả (Ảnh sưu tầm)

Những lưu ý khi sử dụng sả tại nhà:

Sả được coi là một loại thảo dược lành tính và an toàn để sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều vị thuốc tự nhiên khác, mọi người cần có những lưu ý nhất định khi dùng sả:

– Nếu bạn có bất kì tình trạng sức khỏe nào sau đây: Bạn đang uống thuốc lợi tiểu theo toa, có nhịp tim thấp, nồng độ kali thấp hay đang mang thai thì bạn không nên dùng sả. 

– Một số người có thể bị dị ứng với sả. Hãy liên hệ cơ với quan y tế gần nhất. Để yêu cầu được hỗ trợ nếu bạn gặp các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở, tim đập nhanh sau khi sử dụng sả.

– Sử dụng một lượng sả phù hợp. Nếu đang có bệnh nền nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ trước. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng sả quá liều là: Chóng mặt, khô miệng, đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi,… 

Tham khảo plant.vn để được tư vấn mua các chậu sả nhỏ cho gia đình và bí quyết trồng, chăm sóc chúng nhé!

Người viết: Kim Chi

 

Leave a Reply

error: Content is protected !!