Xương rồng tai thỏ là một trong những loại xương rồng dễ chăm sóc nhất. Chúng không đòi hỏi quá nhiều sự tỉ mỉ của người trồng. Gần đây, với sự hiểu biết về dinh dưỡng, xương rồng được trồng và chế biến ra những món “đặc sản”. Trong đó, xương rồng tai thỏ được ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp bên ngoài mà còn có công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Cùng plant.vn tìm hiểu nó qua bài viết dưới đây.
Tham khảo: Top 7 loại cây Xương rồng được yêu thích hiện nay
Đôi nét về Xương rồng tai thỏ
Xương rồng tai thỏ có tên khoa học là Opuntia microdasys. Cây có hình dạng giống tai thỏ. Tên thường gọi là Nopal, Bunny ears, Bunny-ears, Prickly-pear, Angel’s Wings, Golden-Bristle. Thuộc họ Xương rồng Cactaceae.
Xương rồng tai thỏ là loại xương rồng phổ biến. Gồm các thân màu xanh lá tạo thành bụi dày. Cây cao khoảng 90cm, rộng 1.8m. Thân có hình bầu dục hoặc tròn, dài khoảng 15cm, rộng 12.5cm. Cây có nhiều vi gai. Hoa có màu vàng hoặc đỏ, thường nở vào mùa hè. Quả tròn hoặc hình trứng, dài 5cm, màu đỏ đến tía.
Phân bố và sinh thái
Cây có nguồn gốc từ miền bắc và trung Mexico. Ngoài ra, còn được tìm thấy ở Trung Đông và lục địa Ấn Độ, Châu Âu và Úc. Ở Việt Nam, cũng có loại xương rồng tai thỏ bản địa mọc tự nhiên. Cây có thể sống trong điều kiện thời tiết khô hạn.
Thành phần hóa học có trong Xương rồng tai thỏ
Protein trong cây gồm chủ yếu các acid amin như: Alanine, Arginine, asparaginic acid, Glutamine, glutamic acid. Glycine, Histidine, Isoleucine, Leucine, Methionine, Phenylalanine…
Bên cạnh đó, xương rồng tai thỏ còn có các loại vitamin: Niacin, Riboflavin, Thiamine, Beta-carotene, Vitamin E, Vitamin K1, Flavonoid. Khoáng chất: Canxi, magie, kali, photpho, natri, sắt. Chất béo thực vật: omega-3, omega-6, Carbohydrate.
Các bộ phận ăn được là lá, hoa, thân và quả. Ngoài ra, còn làm thành nước trái cây và mứt.
Chế biến món ngon từ Xương rồng tai thỏ – Có thật không?
Phong cách ăn uống của nước ngoài
Hầu như tất cả các loại xương rồng đều có thể dùng làm thực phẩm. Tại Mexico người ta thấy có đến 24 loài. Trong đó 15 loài để chăn nuôi gia súc, 6 loài để lấy quả hạt và 3 loài để làm rau xanh cho người. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao người nam Mỹ hay trồng nhất là xương rồng Nopal loại Opuntia ficus-indica.
Ở Mexico, xương rồng Nopal (tai thỏ) thường được bán dạng rau quả tươi sống; dạng đóng hộp hoặc phơi khô chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài. Thống kê cho thấy một người dân Mexico mỗi năm dùng trung bình đến 6,4 ký xương rồng. Rất nhiều món ăn, thức uống của Mexico sử dụng xương rồng Nopal làm nguyên liệu. Chẳng hạn huevos con nopales (trứng với nopal), carne con nopales (thịt với nopal), tacos de nopales (bánh mì chiên giòn nopal), salads de nopales (xà lách nopal), Nopalea (nước uống nopal).v.v…
Món ăn từ Xương rồng tai thỏ du nhập vào Việt Nam?
Ở Việt Nam, nhiều nơi như Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Nam. Nhiều bà nội trợ cũng đã biết chế biến xương rồng bằng cách xào, nấu canh, làm lẩu … Họ cho ra cả chục món ăn ngon, hợp khẩu vị, có nơi còn phong danh “đặc sản” địa phương. Đặc biệt, dầu béo trong hạt xương rồng chứa các loại axit béo không no, giá trị cao có nhiều ứng dụng trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.
Các nhà khoa học ở ĐH Bách khoa Hà Nội đã chiết tách tinh dầu từ hạt xương rồng Nopal. Chúng được trồng ở Ninh Thuận cho thấy hàm lượng các axít béo chưa no khá cao, từ 63,62 – 69,06%. So sánh với dầu trong các loại hạt khác: dầu ngô (59%), dầu mè (45%), dầu hạt bông (49-58%), dầu đậu nành (51%), dầu hạt hướng dương (68%), dầu hạt thược dược (78%), dầu cọ (10%), hạt thuốc phiện (70%), hạt nho (73%)…Một điều lý thú là nồng độ axit béo chưa no này tương đương với xương rồng của Tunisia. Cao hơn rất nhiều so với dầu hạt xương rồng của Đức và Trung Quốc, theo báo nongnghiep.vn.
Xương rồng tai thỏ còn là 1 vị thuốc quý của y dược
Vì chứa nhiều chất xơ, chất antioxidants, vitamin, khoáng, vi lượng, nên chúng được dùng điều chế một số thuốc. Tạo ra thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh rối loạn chất mỡ trong máu, ngộ độc rượu, tiêu chảy, nhiễm virut, thuốc nhuận tràng, u xơ tiền liệt tuyến…
Cũng vì nhiều xơ sợi, pectin và mucilage nên xương rồng tai thỏ là một thực phẩm chức năng. Theo nghiên cứu ở Mexico, sản phẩm này có khả năng làm giảm đường máu và tăng insulin máu rõ rệt ở các bệnh nhân đái tháo đường thể 2. Theo nghiên cứu, xương rồng tai thỏ là cây thực vật duy nhất có đủ 24 loại betalain hiện có. Betalain là những sắc tố đa vòng phenol (polyphenolic pigment compounds) trong cây củ cải đường; Màu đỏ-tím hoặc vàng-cam của xương rồng Nopal là do các betalain này.
Theo NIH, Mỹ, kết luận Nopal rất tốt cho người đái tháo đường, béo phì và rối loạn mỡ máu; Tại khoa dược, ĐH Sookmyung Women, Seoul, cho thấy tác dụng kháng viêm rất mạnh của dịch chiết Nopal; Báo American Journal of Clinical Nutrition, Hoa Kỳ, khẳng định khả năng chống oxy hóa của xương rồng Nopal; Tạp chí Prevention, USDA (2006), xương rồng Nopal là chất chống oxy hóa rất tốt, không thua gì trái dâu; Nhiều công trình của Desert Bloom, Inc Sonoran Bloom (Mỹ), Nopalea Bloom (Mexico)… đã chứng minh rằng: chiết xuất từ xương rồng Nopal còn có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch, bổ trợ chức năng gan….
Sơ lược một số công dụng cụ thể của Xương rồng tai thỏ
1/ Kiểm soát cân nặng với Xương rồng tai thỏ
Béo phì là một vấn nạn toàn cầu và cần được quản lý sớm. Thay vì sử dụng các biện pháp như dùng thuốc hoặc phẫu thuật, chế độ ăn cũng là giải pháp hữu ích. Cụ thể là tiêu thụ nhiều chất xơ.
Xương rồng tai thỏ chứa chất xơ giúp no lâu hơn và giảm cảm giác đói. Đồng thời, giúp loại bỏ chất béo trong chế độ ăn uống bằng cách liên kết và đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Do đó, ruột không có cơ hội hấp thụ chất béo trong chế độ ăn, nên giúp kiểm soát cân nặng và giảm cân hiệu quả.
2/ Ngăn ngừa sự phát triển của khối u
Các hợp chất flavonoid trong xương rồng làm giảm nguy cơ ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, tụy. Chúng có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trong thí nghiệm trên chuột. Hợp chất này giúp loại bỏ các gốc tự do và cải thiện hoạt động của enzym chống oxy hóa. Từ đó, giúp ngăn ngừa tiến triển của ung thư.
3/ Vitamin C trong xương rồng tai thỏ tăng cường hệ thống miễn dịch
Hàm lượng vitamin C sẽ giúp tăng cường miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Chúng làm tăng sản xuất các tế bào bạch cầu. Tế bào này đảm nhận tiêu diệt và loại bỏ các vi sinh vật lây nhiễm ra khỏi cơ thể. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa và làm giảm tác hại của gốc tự do.
4/ Xương rồng tai thỏ có chức năng bảo vệ lá gan khỏe
Trong quá trình sống, cơ thể dễ bị tiêu thụ các chất gây ung thư mà có thể gây hại cho gan. Ăn quả xương rồng tai thỏ hoặc uống dưới dạng nước ép, dạng mứt hoặc thạch có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan. Do chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể trung hòa gốc tự do. Hoạt động bảo vệ gan chủ yếu liên quan đến việc loại bỏ các gốc tự do và tăng hoạt động chống oxy hóa của cơ thể.
5/ Xương rồng tai thỏ giúp điều hòa lưỡng cholesterol trong máu
Hàm lượng chất xơ trong cây giúp loại bỏ cholesterol LDL khỏi cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy cây có thể làm giảm cholesterol trong máu và ở gan. Ngoài ra, một số phytosterol được tìm thấy trong cây có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa cholesterol theo hướng tích cực. Nhờ đó, tình trạng cholesterol máu cao có thể được kiểm soát.
Một vài lưu ý khi dùng Xương rồng tai thỏ
- Cần rửa kĩ xương rồng với nước. Các gai nhỏ của cây có thể gây dị ứng khi tiếp xúc. Vì vậy, có thể mang găng tay khi sơ chế.
- Chiết xuất từ lá, thân, hoa, quả của xương rồng tai thỏ an toàn khi dùng với lượng thích hợp trong thời gian ngắn.
- Buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng và đau đầu là những tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng lượng nhiều.
- Có thể cản trở khả năng hấp thụ một số loại thuốc do đặc tính lợi tiểu, đồng thời gây hạ đường huyết khi kết hợp với thuốc đái tháo đường. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên ăn xương rồng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc trẻ nhỏ.
Lời kết
Xương rồng tai thỏ không chỉ dễ thương bởi dáng vẻ bên ngoài mà còn ở tác dụng bên trong của cây. Tuy nhiên, để tận dụng hết giá trị đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nhằm để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn. Plant.vn xin chào và hẹn gặp bạn ở những bài viết sắp tới.
Xem thêm: Top 7 loại cây Xương rồng được yêu thích hiện nay
Người viết: Minh Đạt