Hẳn là khi nhắc đến một loại cây trang trí nội thất, thì không thể bỏ qua cây trầu bà. Loài này luôn được đánh giá là dễ sống nên thường được trồng ở trong nhà hay văn phòng. Có rất nhiều loại trầu bà, mỗi cây lại mang một nét đẹp, công dụng và ý nghĩa riêng. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cây trầu bà chân vịt. Và xem cách trồng và chăm sóc trầu bà chân vịt có dễ không? Cùng tìm hiểu với Plant.vn nhé!
Đặc điểm của trầu bà chân vịt
Cây trầu bà chân vịt có tên khoa học là Philodendron xanadu, thuộc họ Ráy thơm nhiệt đới. Trầu bà chân vịt mang đặc điểm như các giống trầu bà khác nhưng đặc biệt là phần lá khá giống chân vịt. Những chiếc lá này mõ xen kẽ quanh thân và tạo nên vòng tròn rất tự nhiên. Lá và thân có màu xanh đậm và bóng mịn ở mặt lá. Người ta thường hay nhầm lẫn giống cây này với Monstera bởi lá của nó. Nhưng lá của trầu bà chân vịt xẻ sau hơn và nhỏ hơn của Monstera.
Trầu bà chân vịt là giống cây ưa râm, không thể chiếu ánh sáng trực tiếp vào. Và cực thích hợp với độ ẩm và nhiệt độ trong phòng. Nó có bộ rễ chùm mọc từ nách lá giúp nhận chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cho cây. Là loài cây dễ sống, nên việc trồng và chăm sóc trầu bà chân vịt được ưa chuộng bởi nó đẹp mắt và không có độc tố.
Ý nghĩa khi trồng và chăm sóc cây trầu bà chân vịt
Trầu bà chân vịt có ý nghĩa phong thủy rất tốt lành, không hề có kiêng kỵ nào khi trồng. Đặc biệt, cây này rất hợp với người mệnh Mộc. Thân cây trầu bà chân vịt có đặc tính mọng nước. Theo quan niệm dân gian, đặc điểm này chỉ sự sống căng tràn và dồi dào như nước. Trồng cây trong nhà hoặc văn phòng, bạn sẽ có được không gian tốt lành. Bên cạnh đó cây còn mang đến niềm vui, rước may mắn và tài lộc cho gia chủ. Nhiều người đã chứng minh rằng cây trầu bà chân vịt thực sự đã giúp họ yên bề gia thất. Trong nhà hay trong công việc giảm bớt những mâu thuẫn, mọi việc thuận buồm xuôi gió. Chính vì những yếu tố đó mà nhiều nơi rất thích trồng và chăm sóc trầu bà chân vịt.
Cách trồng và chăm sóc trầu bà chân vịt
Trầu bà chân vịt là loại cây có điều kiện ưa râm, thường được trồng trong chậu làm cây nội thất. Tuy cây rất dễ sống nhưng khi trồng và chăm sóc cũng cần lưu ý một số điều sau:
Cách trồng trầu bà chân vịt
Đầu tiên là lựa chọn giống và đất trồng phù hợp cho trầu bà chân vịt. Vì trông ở trong phòng nên phải chọn giống đảm bảo không sâu bệnh. Bạn sẽ bắt đầu trồng từ cành được tách ra từ cây mẹ. Để có thể tách được cần dùng dao sắc cắt phần rễ phía dưới. sau đó, bôi hỗn hợp Vaseline trộn với Ridomil vào vết cắt để tách lấy cây con. Sau đó chuẩn bị chậu đã có đất trộn tro trấu, xơ dừa. Trộn đều cho vào chậu, bới một lỗ nhỏ đặt cây giống xuống lấp chặt, tưới nước ngày 1 lần. Hoặc bạn có thể mua sẵn cây tại cửa hàng có uy tín. Đối với đất trồng cần chọn đất tốt, giàu dinh dưỡng, không nhiễm phèn.
Cách chăm sóc trầu bà chân vịt
Trồng trầu bà chân vịt nên lưu ý tới những yêu cầu của cây như ưa râm, không chịu ánh sáng trực tiếp, ưa ẩm. Vậy nên cây rất phù hợp với trồng trong nhà với nhiệt độ 25-28 độ. Không nên để cây tiếp xúc ánh nắng trực tiếp quá lâu, lá cây sẽ bị cháy. Cây chỉ cần tưới mỗi ngày 1 lần nhưng ưa ẩm nên bạn có thể dùng bình phun sương để tạo ẩm. Ngoài việc bón phân dinh dưỡng thường xuyên thì bạn phải chăm cắt tỉa lá. Việc này không chỉ giúp lá phát triển tốt hơn mà còn có thể phòng trừ sâu bệnh.
Với bộ lá đẹp, cây rất dễ bị sâu ăn lá hoặc nếu mọc quá dài thì dễ gãy. Cây trầu bà lá xẻ có chiều cao từ 0.7-1m, dựa vào chiều cao cây sẽ cần lượng nước khác nhau. Cây có chiều cao khoảng dưới 1m nên tưới 500ml/ngày để cây phát triển xanh tốt. Ngoài ra trầu bà lá xẻ cũng có thể làm cây thủy sinh cũng rất đẹp. Đây là xu hướng mới đang rất được ưa chuộng.
Như vậy, chỉ cần trồng và chăm sóc trầu bà chân vịt theo cách trên thì cây sẽ phát triển tốt. Không chỉ đẹp mà còn có tốt cho sức khỏe, nên hầu như nhà nào cũng sở hữu ít nhất 1 cây trầu bà. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi giống trầu bà, Plant.vn luôn cho ra cây giống tốt nhất. Nếu bạn muốn tìm một nơi để chọn giống trầu bà chân vịt thì hãy tham khảo Plant.vn nhé!