Tỏi đen tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về những lợi ích mà nó đem lại. Vậy thực chất loại tỏi này có tốt cho sức khỏe hay không? Cùng plant.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu về tỏi đen
1/ Nguồn gốc
Tỏi đen vốn dĩ không có trong tự nhiên. Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men chậm trong điều kiện nghiêm ngặt. Cụ thể, về nhiệt độ dao động từ 60-90 độ C và độ ẩm dao động từ 80-90 độ. Thời gian diễn ra quá trình lên men khá lâu, kéo dài từ 30-60 ngày. Do đó, hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng.
2/ Thành phần trong tỏi đen
Tỏi tươi có thành phần chính là alliin, hợp chất này dễ bị enzym alinase thủy phân thành allicin. Còn tỏi đen do có quá trình lên men nên hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng rất nhiều. Bao gồm các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, đặc biệt hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cysteine (SAC) tăng lên gấp 4-5 lần so với tỏi thường. Do vậy, tỏi đen có tác dụng mạnh và khác so với tỏi thường.
3/ Đánh giá chung
Nhìn chung, tỏi đen khá dễ ăn, khác hoàn toàn với tỏi trắng có mùi hôi và hăng. Tỏi đen có vị ngọt, dẻo, khi bóc không dính tay. Bạn có thể ăn tỏi đen mỗi ngày để tăng cường sức khỏe mà không sợ bị hôi miệng. Một sự bất tiện khiến nhiều không dám ăn nhiều, dù biết tỏi tốt cho sức khỏe.
Xem thêm: Một số cách dùng tỏi không gây hôi miệng
Một số tác dụng của tỏi đen
1/ Phòng ngừa ung thư, giảm cholesterol
Trong tỏi đen chứa hợp chất S-allylcysteine cùng một dẫn xuất của amino acid cysteine rất tốt cho cơ thể. Nó có công dụng giúp phòng chống bệnh ung thư và giảm cholesterol. Hàm lượng 2 chất này cao gấp nhiều lần so với có trong tỏi tươi.
2/ Tỏi đen hỗ trợ trong điều trị bệnh ung thư
Trong quá trình lên men tỏi đen đã sản sinh sulfur hữu cơ. Nó là một dẫn xuất của carbonat có hoạt tính mạnh trong ức chế quá trình peroxy hóa lipid hơn hẳn so với tỏi thường.
Các dịch chiết từ tỏi đen có tác dụng kháng mạnh tế bào khối u, giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả bằng con đường kích thích đáp ứng miễn dịch. Từ đó loại bỏ khả năng di căn của các tế bào khối u.
3/ Chống quá trình oxy hóa diễn ra nhanh chóng
Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi đen cao hơn tỏi tươi nhiều lần. Nhóm chất này giúp kéo dài tuổi thanh xuân, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do. Với tác dụng như vậy tỏi đen trở thành phương thuốc lý tưởng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính. Trong đó có thể kể đến Alzheimer, bệnh tim và rất nhiều loại bệnh mãn tính khác.
4/ Tỏi đen giúp điều trị tăng huyết áp
Tại Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), các giáo sư đã thực hiện cuộc khảo sát việc dùng đều đặn tỏi đen trong 14 ngày. Kết quả là các chỉ số huyết áp của người mắc bệnh tăng huyết áp giảm trung bình 34.6% và cao hơn 9 lần so với tỏi tươi.
Sở dĩ được như vậy bởi trong tỏi đen chứa các hoạt chất Ajoene, S-allylcysteine và Polyphenol. Chúng có khả năng thu dọn các gốc tự do vượt trội, từ đó hỗ trợ điều trị tăng huyết áp rất tốt.
5/ Giúp làm đẹp da, kích thích mọc tóc
Tỏi đen giúp làn da khỏe mạnh và hỗ trợ kích thích mọc tóc (Ảnh sưu tầm)
Vitamin B2 ở tỏi đen khác hoàn toàn so với vitamin B2 tổng hợp hóa học. Nó là chất xúc tác giúp duy trì sự khỏe mạnh của làn da cực hiệu quả.
Nó còn chứa một loại dầu giúp tăng lưu lượng máu tới các tuyến bã nhờn, kích thích mọc tóc. Tỏi nghiền bôi lên da đầu giúp cải thiện tình trạng tóc thưa, hạn chế gàu. Hợp chất lưu huỳnh trong tỏi đen kích thích sự lưu thông của máu và mồ hôi, kích thích thần kinh và thúc đẩy tăng trưởng tóc. Đặc biệt tỏi đen có chứa tyrosine có thể làm đen tóc tự nhiên.
Cách dùng tỏi đen đúng chuẩn
Tỏi đen chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được sử dụng đúng cách. Bạn có thể tham khảo một trong những cách sau đây:
- Sử dụng trực tiếp: các nhà khoa học Nhật Bản đã chỉ ra rằng đối với người trưởng thành ăn từ 1-3 củ tỏi được lên men mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe. Lưu ý để tỏi có thể phát huy được hết công dụng thì nên ăn riêng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ép 3-6g tỏi được lên men thành nước ép tỏi nguyên chất để sử dụng.
- Ngâm với rượu nếp không cồn: mỗi ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 50ml.
- Ngâm với mật ong: ngâm 125-150g tỏi đen đã bóc vỏ cùng với mật ong trong lọ thủy tinh và sử dụng sau khoảng 3 tuần. Đây là cách sử dụng tỏi lên men được đánh giá cao với khả năng điều trị cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,… vô cùng hiệu quả.
- Lưu ý. Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn khoảng từ 3-5g loại tỏi này. Khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng. Không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.
Trường hợp không nên sử dụng
Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên dùng, như:
- Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,…thì không nên dùng nhiều tỏi.
- Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
- Đối tượng đang dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.
- Người mắc bệnh tiêu chảy.
- Một số người bị huyết áp thấp.
- Người mắc bệnh về mắt nếu dùng tỏi đen sẽ làm cho thị lực và mắt tổn thương nặng hơn.
- Các đối tượng mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn. Vì nó sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.
- Người bị bệnh về gan.
- Một số người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.
- Người dùng rượu ngâm, thuốc tỏi,… cũng cần thận trọng, tránh những tác động xấu cho sức khỏe.
Lời kết
Mong rằng bài viết đã cung cấp đủ đến bạn đọc về những thông tin cơ bản của tỏi đen. Nó là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên cũng cần lưu ý khi sử dụng. Plant.vn chúc bạn sức khoẻ!
Người viết: Minh Đạt