Cây Lộc Vừng là cây cảnh mang ý nghĩa luôn đem tới tài lộc, may mắn. Là một trong những loài cây cảnh khá được ưa chuộng trong khuôn viên mỗi gia đình Việt. Nó là một trong những loại cây phong thủy quý giá theo phong thủy của người phương Đông. Không chỉ vậy, cây còn có ngoại hình tươi tắn, độc đáo. Cây có những điều bí ẩn gì mà chúng ta chưa biết, hãy cùng plant.vn tìm hiểu nhé!
Một số thông tin về cây Lộc Vừng
Lộc Vừng có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Đây là loài thuộc chi Lộc Vừng, nhiều người gọi đây là lộc mưng. Cây giống bản địa của vùng đất ẩm ven biển Nam Á, Bắc Úc, từ Afghanistan cho đến Philippin, Queensland.
Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo. Ở Đông Nam Á, cây phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, và Thái Lan. Tại Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ phía Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo.
Các đặc điểm của cây Lộc Vừng lá lớn
Lộc Vừng là loài cây thân gỗ nhỏ có kích thước khác nhau. Cây to nhỏ tùy thuộc vào môi trường và cách chăm sóc khác nhau. Cũng sẽ cho ra những cây với kích thước là khác nhau về đường kính gốc. Đường kính thân lên đến 35-40cm nếu trồng trong các chậu cảnh. Trồng ở các không gian rộng lớn hay các loại công trình lớn thì thường có đường kính là 40cm trở lên. Cây Lộc Vừng cổ thụ thường có thân cây hơi xù xì. Những cành khẳng khiu mọc ra cùng đó là tán lá khá xum xuê. Lá của cây khá to với mặt trên xanh và bóng còn mặt dưới có màu xanh trắng.
Cây Lộc Vừng có mấy loại phổ biến hiện nay
1. Lộc Vừng hoa đỏ
Đúng với tên gọi của nó thì cây có hoa màu đỏ rất rực rỡ và đẹp mắt. Có nguồn gốc từ các nước phía Nam Châu Á, quần đảo ở Philippines và một phần ở phía Úc.
Nhiều người chọn cây Lộc Vừng đỏ là vì người ta tin rằng cây tượng trưng cho sự dồi dào. Mang lại nhiều tài lộc và may mắn đến cho mình.
2. Lộc Vừng hoa trắng
Cây Lộc vừng hoa trắng có tên khoa học là Barringtonia racemosa. Còn có cái tên gọi khác là hoa Lộc vừng chùm, hay Chiếc chùm. Hoa nở sẽ có màu trắng đặc trưng hoặc màu hồng nhạt. Cây mọc thành nhiều chùm với nhau rất lạ mắt và có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu. Vì vậy, chúng thường được lựa để dùng trồng trang trí xung quanh môi trường sống của chúng ta.
3. Cây Rau Vừng ( cây Chiếc)
Là loài cây được phân bố chủ yếu ở tỉnh miền Nam khu vực biển Nam Bộ, vùng Tháp Mười… Cây có khả năng chịu mặn và chịu hạn khá tốt. Đây là loài cây thường dùng để dùng trồng để tạo bóng mát vì cây mọc khá xum xuê. Điều đặc biệt nhất ở cây Rau Vừng chắc có lẽ là không tạo ra từ hoa mà từ cành.Thế nên cây có hình bầu dục và đây có lẽ là điểm nhận diện rất dễ so với những loại khác.
Vì cây mọc rất xum xuê nên nó tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó thành viên gia đình. Ngoài ra, cây còn sinh trưởng rất tốt, sống lâu nên còn thể hiện sự trường tồn, bền vững.
Các thế cây Lộc Vừng bonsai
Theo như một số người đam mê cây cảnh bonsai, cây được tìm thấy ở các nước Đông Nam Á. Vì vậy nghệ thuật bonsai có sử dụng cây lộc vừng chưa được nhiều. Phần lớn các thế lộc vừng bonsai đều tự nhiên, hoặc vì tuổi thọ lớn của gốc cây. Thế nên phần lớn được rất người chú ý tới nó.
-
Thế ngũ thân
Là thế nhiều thân cây được phát ra từ một gốc. Theo chuẩn thế cây tạo thành nhiều vòm lá nhỏ cách nhau. Điểm đặc biệt của thế này là các thân xếp theo hàng ngang. Làm tôn lên sự sung túc của thế ngũ thân.
Mỗi thân rướn lên một hướng có tán lá riêng. Tuy nhiên, phong cách ngũ thân của lộc vừng có nhiều biến thể
-
Thế thân đôi bonsai
Thế cây có thân đôi rất nhiều, bạn có thể tìm thấy nhiều cây có hai thân duy nhất. Các cành trên thân tỏa ra các vòm nhỏ thành được một vòm lớn giống các mái lá Việt Nam.
-
Thế quân tử bonsai
Để cây có thể vươn thẳng, cao và không phân nhánh. Thường ngọn cây sẽ bị cháy nắng hoặc lớp vỏ cây bị bong tróc. Việc này xảy ra khi mật độ cây trồng quá gần nhau. Trong khi nắng chiếu trực diện từ trên xuống. Bạn có thể sử dụng vật cản nắng rào xếp xung quanh cây để tạo quá trình vươn lên. Một thông điệp rất rõ ràng là phải đấu tranh để tồn tại
-
Thế bán thác bonsai
Một bộ phận của cây mọc trong bóng râm. Trong khi sự phát triển cương ra đến hai phần ba chiều dài cây. Việc cây tìm đến ánh sáng, hoặc nơi có nước. Điểm hay của cây lộc vừng là nó không khi nào nghiêng quá đáy chậu. Tuy nhiên, nếu cây được trồng nhân tạo cây cần được kéo liên tục để duy trì thế nghiêng. Các nhánh mới lại có khuynh hướng phát triển theo môi trường mới mà nó cho là tốt nhất.
-
Thế nghiêng bonsai
Thân cây đỏ nghiêng trong kết hợp các tán lá đối xứng. Chỗ thân ở gốc phải dày hơn và trông chắc chắn hơn. Mấu chốt là những nhánh lá phải gây được cảm giác cây đang lộng gió.
-
Thế chổi ngược bonsai
Vào mùa lá rụng làm lộ ra những nhánh cây được cắt tỉa đối xứng như cây chổi ngược. Cây càng có nhiều nhánh nom càng đẹp. Vòm càng cồng kềnh càng được nhiều điểm hơn. Việc chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên sẽ càng nhiều nhánh nhỏ.
-
Thế nghịch duy phong bonsai
Cây có thân ngược hướng với gió, trong khi các nhánh lại xuôi theo gió. Thân được nắn phát triển theo một hướng. Thường sử dụng dây đấu một bên hoặc để ánh sáng chiếu một phía thân cây. Cũng như những thế khác, phần thân cây phải dày hơn tại gốc. Mỗi nhánh chĩa ra và không uốn khúc sẽ đạt điểm cao hơn.
Ý nghĩa cây Lộc Vừng
Cây Lộc Vừng có điểm giống với cây Vạn Lộc, được ưa chuộng bởi cả hai đều có chữ lộc. Trong tiếng Hán, lộc có ý nghĩa chỉ sự may mắn, tiền tài và phúc báu. Vừng là loại hạt nhỏ nhưng mỗi lần thu hoạch sẽ được rất nhiều hạt. Vì thế có hàm nghĩa sự may mắn, phúc báo sẽ đến nhiều, dồi dào mãi không dứt. Cành lá rất tươi tốt xum xuê, màu hoa sáng, đẹp tượng trưng cho phúc lộc đủ đầy. Cây có thể sống đến trăm tuổi thành những cây cổ thụ. Trồng cây trong nhà có người cao tuổi mang ngụ ý lời chúc bách niên giai lão. Nếu trong thời gian làm kinh doanh trùng với thời điểm hoa của cây nở sẽ rất tốt. Bởi vì hoa Lộc Vừng mang điềm lành nói về sự thành công và tài lộc.
Hé lộ những lợi ích bất ngờ từ cây lộc vừng có thể bạn tò mò
Làm cảnh chỉ là một phần trong số những lợi ích bất ngờ từ cây. Vậy thì đó là những lợi ích gì?
Ngoài trồng lộc vừng để làm cây cảnh
Lộc Vừng là loại cây vừa độc đáo, vừa lạ mắt nên nó được trồng nhiều để làm bóng mát. Là cây cảnh trong gia đình, tạo điểm nhấn nhá cho những nơi tôn nghiêm và trong lĩnh vực bonsai.
Chúng ta còn có thể sử dụng đọt và lá cây để làm thức ăn
Ngoài làm cảnh ra chúng ta còn có thể sử dụng lá và đọt của lộc vừng để ăn. Hoặc dùng kèm với một số món cuốn hoặc nấu canh chua đều được.
Và vỏ cây, rễ, hạt lộc vừng để làm thuốc chữa bệnh
Vỏ, rễ và trái của cây Lộc Vừng thường được sử dụng vào việc chữa bệnh theo liệu pháp đông y. Ngoài ra cây này còn được các dược sĩ bào chế ra một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm…
Vị trí đặt Cây Lộc Vừng đẹp và hợp phong thủy
Nên trồng nơi đầy đủ ánh sáng, hướng cây về phía cửa nhà như việc rước tài lộc về nhà. Nếu có ý định trồng cây cảnh, bạn hãy tham khảo từ chuyên gia phong thủy để xem địa thế. Hoặc xem vị trí căn nhà có phù hợp trồng trước nhà hay không…
CÂY LỘC VỪNG HỢP MỆNH GÌ?
Lộc Vừng phù hợp nhất với người mệnh Hỏa, Thủy, Mộc.
CÂY LỘC VỪNG HỢP TUỔI GÌ?
Lộc Vừng hợp nhất với những người tuổi sau: tuổi Nhâm Ngọ 1942 (mệnh Mộc), Quý Mùi 1943 (mệnh Mộc), Mậu Tý 1948, 2008 (mệnh Hỏa), Kỷ Sửu 1949 (mệnh Hỏa), Bính Thân 1956 (mệnh Hỏa), Đinh Dậu 1957 (mệnh Hỏa), Giáp Thìn 1964 (mệnh Hỏa), Ất Tỵ 1965 (mệnh Hỏa), Giáp Dần 1974 (mệnh Thủy), Mậu Ngọ 1978 (mệnh Hỏa), Canh Thân 1980 (mệnh Mộc), Tân Dậu 1981 (mệnh Mộc), Nhâm Tuất 1982 (mệnh Thủy), Bính Dần 1986 (mệnh Hỏa), Đinh Mão 1987 (mệnh Hỏa), Giáp Tuất 1994 (mệnh Hỏa), Bính Tý 1996 (mệnh Thủy), Đinh Sửu 1997 (mệnh Thủy).
Có nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà hay không?
Nhờ vào những giá trị tốt đẹp trong phong thủy, bạn nên trồng cây Lộc Vừng ở trước nhà. Hương thơm của hoa sẽ giúp thanh lọc không khí, tiêu diệt vi khuẩn, xua đuổi công trùng có hại. Khi cây phát triển sẽ cao lớn và tỏa bóng mát, che chắn mưa gió cho ngôi nhà của bạn. Hãy lựa chọn vị trí trồng cây nằm ở bên trái hoặc bên phải của ngôi nhà. Nên tránh trồng chính giữa lối đi có thể khiến cản trở luồng vượng khí lưu thông từ bên ngoài.
Lưu ý khi trồng cây trước nhà
Không trồng duy nhất một cây
Với mong muốn tăng nguồn năng lượng cho căn nhà, các bạn không nên chỉ trồng duy nhất một cây. Bởi theo các chuyên gia phong thủy, việc trồng một cây cổ thụ không những không làm tăng vượng khí. Ngược lại nó còn hút dương khí của căn nhà.
Nhưng nếu các bạn trồng thêm 2 đến 3 cây cổ thụ hoặc cây kiểng khác kết hợp với nhau. Như thế sẽ làm dung hòa nguồn năng lượng ẩn bên trong.
Lựa chọn không gian thoáng đãng
Không nên trồng cổ thụ hoặc cây kiểng trước cửa nhà làm chắn lối đi. Điều này ảnh hưởng đến sự suy thịnh của gia chủ và các thành viên khác trong gia đình. Cũng không được để cây mọc quá rậm rạp sẽ làm tắc đường sinh khi vào ngôi nhà. Bạn nên dành thời gian cắt tỉa thường xuyên để tạo không gian sống thoải mái, thoáng đãng nhất.
Ở đâu bán cây lộc vừng?
Chúng ta đã thấy nhiều giá trị của cây Lộc Vừng đến thế. Vậy bạn có thể muốn mua cây ngay phải không nào? Tùy từng kích cỡ, độ trưởng thành và hình dạng của cây. Nên giá sẽ giao động từ vài trăm đến hàng chục triệu đồng. Những cây đắt nhất có giá lên tới hàng trăm triệu và càng đắt khi cây ra hoa. Một số cây đẹp nhất Việt Nam hay cây Lộc Vừng đẹp nhất thế giới có giá không tưởng. Dĩ nhiên giá cây bóng mát sẽ rẻ hơn so với giá bán cây Lộc Vừng bonsai. Hiện nay có nhiều website và cửa hàng bán cây Lộc Vừng với giá cả hợp lý trên toàn quốc. Thế nên bạn có thể yên tâm đặt mua nhé.
Lời kết: Lộc Vừng là loại cây mang đến nhiều ý nghĩa về may mắn và sự thịnh vượng. Hy vọng rằng với những chia sẻ từ plant.vn vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu thêm về cây. Chúc các bạn sẽ tạo một không gian sống đẹp cho ngôi nhà của mình nhé!