Với các bước thực hiện đơn giản, bạn đã có thể tự trồng và chăm sóc cây trầu bà thanh xuân. Như cái chữ thanh xuân trong tên đã là một gợi ý đẹp, đây là loại cây được dân công sở rất yêu thích. Hãy cùng plant.vn tìm hiểu về quy trình trồng cũng như những lưu ý cần thiết cho việc chăm sóc loại cây này nhé!
Mô tả về cây Trầu Bà Thanh Xuân
Trầu bà thanh xuân là giống cây nhiệt đới có nguồn gốc Nam Mỹ. Thân thảo, lá cây to bản và xanh bóng có hình dáng giống như bàn chân con vịt. Loại cây này thuộc dòng họ Ráy, có tên khoa học là Leaf Philodendron.
Với vẻ ngoài bắt mắt bởi bụi nhỏ, hình dáng lá xẻ độc đáo. Cây có nhiều rễ nên cây rất được giới văn phòng săn đón để trưng bày nơi làm việc cũng như tại nhà ở.
Công dụng tuyệt vời: “máy” lọc khí độc
Trong thời đại xã hội phát triển, những khí gây hại từ các thiết bị điện tử như máy tính, tủ lạnh, tivi,… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người nếu hít phải từ không khí. Cây xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những cây cảnh như trầu bà thanh xuân là một điển hình cho việc hỗ trợ hút đi khí độc. Thêm vào đó, góp phần bảo vệ con người tránh khỏi những tia bức hại hay những tác động của ozon. Từ đó, giảm các khí hại không tốt cho sức khỏe.
Đồng thời, loại cây này còn mang lại không gian ấn tượng bởi màu xanh mơn mởn, tạo cảm giác thư giãn. Cây tạo cảm giác đẹp mắt trong nhiều không gian khác nhau. Có thể trưng bày trong nhà với những vị trí như đặt gần cửa sổ, ban công. Những nơi có diện tích lớn như ở các sảnh văn phòng.
Với công dụng xanh tốt quanh năm nên loại cây này được dùng trang trí hay được dùng với ý nghĩa mang nhiều tài lộc đến người sở hữu. Đó là lý do trầu bà thanh xuân thường được chọn để làm quà biếu tặng ở dịp khánh thành, khai trương, tân gia hoặc mừng năm mới.
Các phương pháp và quy trình trồng cây
Với những ưu điểm như sức sống khỏe, dẻo dai, khả năng phát triển tốt nên quy trình để trồng, nhân giống trầu bà thanh xuân là khá đơn giản, dễ làm. Dựa vào đặc điểm của cây, ta có hai phương pháp sau để trồng đó là phương pháp giâm cành và phương pháp tách bụi.
Phương pháp giâm cành
- Chọn những cành khỏe có màu lá đậm, không bị sâu bệnh.
- Dùng dao cắt ở phía dưới gốc đem rễ lên rồi giâm vào đất.
- Cuối cùng giâm vào đất và dùng thêm chất kích thích ra rễ chuyên dùng cho giâm.
Phương pháp tách bụi
- Dùng dao cắt từ cành xuống và lấy một phần gốc như vậy cây mới phát triển.
- Trầu bà thanh xuân có nhiều lá, nhiều nhánh nên có thể tách hai ba bụi khác nhau để trồng.
Những lưu ý khi trồng cây trầu bà thanh xuân
Chúng ta cũng cần chú ý các điều kiện, yếu tố nhỏ nhưng không kém phần quan trọng sau đây:
- Đất trồng: Chọn đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ. Bạn có thể trộn hỗn hợp đất đó là 60% xơ dừa, 30% trấu, 10% tro trấu. Khi đặt cây vào chậu chú ý đặt vào giữa, lấp đất phủ kín toàn bộ rễ. Sau đó, dùng tay ém đất một cách vừa phải sao cho cây đứng thẳng mà không quá chặt.
- Ánh sáng: Khi đem trồng nên để cây ở nơi ánh sáng vừa phải với độ che phủ khoảng 50-60%, thích hợp ở những nơi như để trong nhà hoặc ngoài vườn có bóng râm, không gian thoáng mát. Tính ưa bóng nên nếu đặt cây dưới ánh sáng trực tiếp sẽ dễ bị vàng lá và chết cây.
- Tưới Nước: Trầu bà thanh xuân là loại ưa ẩm nên ở giai đoạn sinh trưởng cần phải tưới nước thường xuyên và đồng thời tránh để bị úng. Nên tưới nước vào mùa hè từ hai ba lần, mùa đông một hai lần một tuần.
Chú ý: Không tưới vào thời điểm nắng gắt. Tránh trường hợp tưới nước xong mang ra phơi nắng. Vệ sinh lá để lá thường xuyên hấp thu không khí tốt.
- Phân bón: Tầm khoảng một tháng sau khi tách bụi thì có thể dùng phân hữu cơ đã pha loãng để bón cho cây, thời gian để thực hiện là từ tháng 1 đến tháng 4. Sang tháng 5, sử dụng NPK 20-20-15 để bón vào chiều tối cho cây, hàm lượng từ 50-70g/ gốc. Cuối cùng, nhớ tưới nước sau khi bón phân NPK. Mức độ sử dụng là 1 lần/ tháng đảm bảo cấp chất dinh dưỡng cho cây. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm Chitosan 0,2% nhằm giúp cây trầu bà thanh xuân phát triển hơn.
- Sâu bệnh hại: Trầu bà thanh xuân ít bị sâu bệnh nhưng thỉnh thoảng cũng bị sâu ăn lá cũng như muỗi phá hoại cho nên khi phát hiện cần chú ý dùng thuốc Diazan 0,18%.
- Vệ sinh lá: Nên kiểm soát lá thường xuyên. Giữ các tầng lá luôn sạch sẽ để hấp thụ, thanh lọc khí độc tốt hơn. Cắt tỉa những lá úa và nhặt bỏ những cành héo rụng giúp ngừa sâu bệnh cho cây.
Lời kết
Trên đây, plant.vn đã chia sẻ những kiến thức về trầu bà thanh xuân cũng như chia sẻ cách tự trồng cây trầu bà thanh xuân đơn giản, dễ thực hiện.
Xem thêm: Tỏi đen ngâm rượu – Món quà cho một cơ thể khỏe mạnh
Người viết: Mỹ Linh