Ngũ gia bì nổi tiếng là dược liệu có đa tác dụng, nhất là trong điều trị thấp khớp. Các bệnh như là yếu sinh lý, thận âm hư… Ngoài ra, cây còn đem lại khá nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Cụ thể như thế nào, hãy cùng plant.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về cây
Cây ngũ gia bì còn có tên gọi khác là Xuyên Gia Bì, Thích Gia Bì… Có tên khoa học là Schefflera Octophylla Lour, thuộc họ nhân Sâm (Araliaceae). Đây là loại là cây thân thảo, có chiều cao trung bình khoảng 1,5-2m.
Đặc điểm của cây: Cành cây có vỏ nhẵn; rễ chùm mọc ăn sâu vào đất hấp thụ nước và muối khoáng để nuôi cây. Lá cây thuôn dài, mọc kiểu dạng kép chân vịt cứ một cụm cuống lá sẽ có từ 6-8 lá. Hoa của cây mọc thành cụm ở đầu xành có màu trắng và mùi thơm nhẹ. Sau một thời gian nở thì hoa sẽ kết trái. Trái có dạng tròn với đường kính khoảng 3mm và có màu đen.
Cây ngũ gia bì phân bổ chủ yếu ở các nước khu vực: Châu Á, Đông Nam Á. Đặc biệt là tại Việt Nam tập trung ở các vùng Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ… Người dân thường trồng cây để làm dược liệu hoặc để trang trí trong nhà.
Cây dựa theo màu sắc được chia làm hai loại chính gồm:
- Ngũ gia bì xanh: Loại này phổ biến hơn cả, phần lá cây khi còn non thì có màu vàng nhạt. Khi lá cây đã lớn thì chuyển sang màu xanh.
- Ngũ gia bì vàng: Loại này còn có tên gọi là ngũ gia bì Cẩm Thạch. Vì lá cây có xen lẫn màu xanh và màu vàng. Có khi trên cùng một cuống lá sẽ có một vài chiếc lá màu vàng.
Tác dụng và ý nghĩa phong thủy
Tác dụng của cây
Cây ngũ gia bì có rất nhiều công dụng khác nhau đặc biệt phải kể đến những công dụng dưới đây:
-
Dùng làm thuốc chữa bệnh
Đây là một loại cây thảo dược quý dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Như là: suy nhược cơ thể, chữa trị các bệnh về xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch…
-
Giúp đuổi muỗi
Cây có mùi hương giống như mùi cây bạc hà, khiến muỗi sợ hãi mà tránh xa. Vì vậy nhiều gia đình chọn trồng cây xung quanh nhà để đuổi muỗi và côn trùng có hại cho con người.
-
Giúp không khí trong lành hơn
Theo một số nghiên cứu khoa học ở Mỹ thì trồng cây còn có tác dụng điều hòa không khí, loại bỏ khí độc hại, giảm lượng bụi tồn tại trong không khí giúp không khí trong nhà trở nên trong lành hơn.
-
Dùng làm quà tặng
Nhiều người còn chọn cây làm quà tặng bạn bè người thân trong dịp sinh nhật, lễ Tết với mong muốn người được tặng công việc sẽ thuận lợi, buôn may bán đắt tiền tài sinh sôi nảy nở.
Ý nghĩa cây ngũ gia bì trong phong thủy
Cây được nhiều người yêu thích và lựa chọn trồng một phần là vì nó có lợi đối với sức khỏe. Cuộc sống con người mặt khác nó còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
Cây ngũ gia ì còn là cây mang đến may mắn về tiền tài, sự nghiệp cho gia chủ, trồng cây trong nhà sẽ giúp gia chủ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dồi dào, công danh ổn định.
Ngoài ra cây có 5 thùy trên mỗi lá, là tượng trưng cho ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, điều này thể hiện sự gắn kết, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, mong muốn gia đình bạn luôn được ổn định, hạnh phúc và bình an.
Các loại bệnh và các điều chế thuốc
Chữa chứng thống phong (gout) khiến toàn thân mệt mỏi, sưng đau khớp đột ngột và khó đi lại:
Xương bồ, ngũ gia bì, trinh nữ, kinh giới, cà gai leo, đơn hoa, cát căn, bồ công anh, đinh lăng mỗi thứ 16g, rễ cỏ xước 20g, tất bát 12g, quế chi 10g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.
Trị liệt dương, mệt mỏi, đau nhức xương khớp do phong thấp:
Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 30 độ 1 lít. Đem dược liệu ngâm rượu trong khoảng 10 ngày. Sau đó có thể dùng 30ml/ ngày, nên dùng trước khi ăn tối.
Trị huyết áp thấp:
Ngũ gia bì tán bột. Đem làm thành viên, mỗi lần dùng 5 viên, ngày dùng 3 lần.
Trị thấp khớp:
Mộc qua 120g, ngũ gia bì 120g và tùng tiết 120g. Đem các vị tán thành bột, mỗi lần dùng 4g uống, ngày dùng 2 lần cho đến khi triệu chứng giảm.
Trị khớp sưng đau khiến khả năng vận động suy giảm:
Cát căn 16g, ngũ gia bì 16g, bưởi bung 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 16g, nam tục đoạn 20g. Đem dược liệu sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Trị yếu sinh lý ở nam giới:
Cam thảo 10g, ngũ gia bì 16g, khởi tử 12g, thục địa 12g, phá cố chỉ 10g, cẩu tích 12g, phòng sâm 16g, hạt sen 12g, nhục thung dung 10g, tần giao 10g, thỏ ty tử 16g. Đem sắc với 1.8l nước, còn lại khoảng 400ml. Bỏ bã và chia nước sắc thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày.
Chữa nhức mỏi xương khớp do thận dương hư tổn:
Liên nhục, khởi tử, thục địa và cẩu tích mỗi thứ 12g, ngũ gia bì, đương quy, hắc táo nhân và tục đoạn mỗi thứ 16g, quế chi, xuyên khung mỗi thứ 10g, cam thảo 11g. Ngâm các vị trong bình sành với nước trong khoảng 15 ngày. Mỗi lần dùng 20ml trước bữa ăn, ngày dùng 2 lần.
Trị đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp: Kinh giới, thổ phục linh, ngũ gia bì, tang ký sinh và rễ cỏ xước mỗi thứ 16g, quế chi, phòng phong và cố chỉ mỗi thứ 10g, tế tân 6g. Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.
Chữa viêm tinh hoàn do bệnh quai bị: Trần bì 10g, ngũ gia bì 16g, lệ chi 16g, quế chi 6g, bạch linh 10g, đinh lăng 16g, bạch truật 12 và xa tiền tử 10g. Đem các vị sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống trong ngày.
Trị chân tay yếu mềm và tỳ vị hư nhược:
Hoài sơn 12g, ngũ gia bì 16g, cao lương khương 10g, bạch truật 16g, đương quy 16g, biển đậu 16g, đinh lăng 16g, trần bì 10g, táo tàu 5 quả, sinh khương 6g. Đem sắc với 400ml nước, bỏ bã và chia thành 2 lần uống.
Trị dày da bụng do thấp tỳ:
Hoài sơn, ngấy hương, bạch truật, ngũ gia bì, ngải diệp, đinh lăng và lá đắng mỗi thứ 16g, trần bì 10g. Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Trị thấp khớp:
Mộc qua 120g, ngũ gia bì 120g và tùng tiết 120g. Đem các vị tán thành bột, mỗi lần dùng 4g uống, ngày dùng 2 lần cho đến khi triệu chứng giảm.
Trị gãy xương, giúp xương mau phục hồi:
Địa cốt bì 40g, ngũ gia bì 40g và 1 con gà. Đem các vị thuốc tán nhuyễn, sau đó giã nát thịt gà, trộn đều với bột thuốc. Dùng đắp bên ngoài vùng xương bị gãy, lấy vải quấn lại trong 1 tuần.
Trị khớp sưng đau khiến khả năng vận động suy giảm:
Cát căn 16g, ngũ gia bì 16g, bưởi bung 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 16g, nam tục đoạn 20g. Đem dược liệu sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Lưu ý:
- Không dùng cho người có biểu hiện nóng trong người (âm hư hỏa vượng).
- Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi dùng.
- Tránh nhầm ngũ gia bì với cây đùm đũm (cây ngấy) cũng được gọi là cây ngũ gia bì trong dân gian.
Cây ngũ gia bì hợp với mệnh gì? Tuổi nào?
Cây hoàn toàn thích hợp với những người mệnh Mộc hoặc Hỏa. Người mệnh Mộc được coi là những người tràn đầy sự sống. Có nhiều nhiệt huyết và đầu óc sáng tạo, lối tư duy mạch lạc. Họ được giao lưu, gặp gỡ nhiều người. Những người mệnh Mộc nên sở hữu cây ngũ gia bì trong nhà nhằm mang lại may mắn, tài lộc.
Cây ngũ gia bì hợp nhất với những người tuổi Dần. Nếu như người tuổi dần đó lại mang mệnh Mộc hoặc Hỏa sẽ càng tốt hơn. Những năm sinh tuổi Dần phù hợp để trồng cây gồm: Canh Dần (1950), Nhâm Dần (1962), Giáp Dần (1974)…
Trên đây là toàn bộ các tác dụng của cây ngũ gia bì đem lại. Hy vọng nó có thể giúp ích cho các bạn. Hãy theo dõi plant.vn để cùng biết thêm nhiều điều nhé!