Từ bao đời nay, hoa ban đã đi vào đời sống văn hóa, tâm linh đồng bào vùng Tây Bắc. Người dân nơi đây ưu ái danh hoa ban là vua của các loài hoa. Là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc những ngày tháng ba này. Hoa ban chính là loài hoa biểu tượng cho núi rừng Tây Bắc, tượng trưng cho tình yêu lứa đôi. Hãy cùng plant.vn tìm hiểu thêm về loài hoa này nhé!
Đặc điểm của cây hoa ban
Cây bụi lớn hoặc thân gỗ nhỏ có thể cao tới 10-12 m. Tán cây hoa ban dạng phân tán, thân cây dạng hợp trục. Cành non hơi có lông. Lá kép liền thân mọc cách. Lá ban mọc cách, không xếp thành tán và không rậm rạp như các loài cây khác. Cây lá hình móng bò, rất giống hai trái tim đặt cạnh nhau. Kích thước phiến lá của nó dài khoảng 10-20 cm và rộng bản, tròn; lưỡng thùy ở gốc và đỉnh. Mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông.
Cây hoa ban có 2 màu: hoa ban trắng và hoa ban đỏ. Hoa thường mọc ra từ nách lá còn non, hoa ban Tây Bắc có mùi thơm đặc trưng dễ chịu. Hoa có 5 cánh có màu thường là màu trắng có sọc hồng nhạt, tím hoặc là màu phớt tím có sọc tím đậm hơn, hồng nhạt có sọc đậm hơn. Đường kính hoa khoảng từ 8–12 cm. Cây hoa ban sinh trưởng phát triển tốt có cành tán đều. Hoa từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch và có thời gian ra hoa dài từ 2-5 tháng. Quả là loại quả đậu dài 15–30cm, bên trong chứa vài hạt.
Cây hàng năm rụng lá vào mùa khô. Thường phân bổ ở rừng bán rụng lá, savan hoặc ven rừng, ven làng bản. Khí hậu thích hợp là nhiệt đới gió mùa hoặc cận nhiệt đới. Nó mọc tự nhiên hoặc được trồng khắp miền Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Nepal…
Công dụng cây hoa ban
-
Trồng cây bóng mát
Cây cảnh hoa ban là loài cây bóng mát đẹp được ưa trồng chuộng chậu hoa làm cảnh quan nơi đường phố, khuôn viên đô thị. Đặc biệt, cây được trồng nhiều ở khu vực cảnh quan rộng, con đường rộng lớn hoặc khu vực nhà sân vườn… hay hoa ban được trồng để thiết kế sân vườn tuyệt đẹp nhằm tô thêm vẻ đẹp tự nhiên hoang dã của núi rừng.
-
Tác dụng làm món ăn
Bên cạnh tác dụng cây hoa ban để làm cảnh sân vườn biệt thự. Hoa ban còn là món đặc sản nổi tiếng. Bạn có thể lấy hoa, búp nấu canh, xào, làm gỏi, nộm, … hay những món ăn đậm đà bản sắc. Ngoài ra, để tỏ lòng thành kính đối với các đấng sinh thành, nhiều nơi còn dùng hoa ban để dâng lên bàn thờ tổ tiên trong dịp lễ đầu năm.
-
Tác dụng chữa bệnh
Cây ban có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh ngoài da ,hàn vết thương, loét và tràng nhạc. Chồi khô dùng trị lỵ, giun sán và đau bụng; rắn cắn, sắc nước rễ trị đầy hơi, trướng bụng. Ngoài ra, công dụng cây hoa ban còn là vị thuốc quý chữa trị viêm họng, ho khan hiệu quả.
-
Làm gỗ, làm củi
Gỗ từ cây ban thường chỉ có kích thước nhỏ, có màu nâu xám với các mảng sáng hơn. Gỗ cứng cáp vừa phải, đàn hồi và hoàn thiện tốt. Cây ban chủ yếu sử dụng để xây dựng nhà cửa, nông cụ, đồ nội thất, đồ dùng thông thường. Hay có thể chạm khắc, làm ván lạng, ván ép, ván dăm và tay cầm công cụ.
Thân ban cũng là một loại củi tốt và có thể làm được than củi.
-
Bảo vệ đất
Cây hoa ban có giá trị bảo vệ rừng đầu nguồn lớn. Nó giúp chúng xói mòn và có thể được trồng để cải tạo lại các vị trí bị xói mòn.
Ngoài ra, nó cũng giúp cải thiện độ phù nhiêu của đất và có tiềm năng như một cây lâm nghiệp trong các trang trại, giúp che nắng, chắn gió.
-
Làm thức ăn cho gia súc
Lá, chồi và vỏ của cây hoa ban được sử dụng làm thức ăn cho nhiều loại gia súc, như cừu, dê.
Năng suất lá trung bình từ một cây trưởng thành đạt khoảng 20-22 kg trọng lượng tươi mỗi năm. Lá cây hoa ban chứa protein thô, chất xơ, canxi, phốt-phát,… là nguồn dinh dưỡng ngon và bổ dưỡng cho gia súc.
-
Sử dụng làm đồ nội thất
Gỗ cây hoa ban dùng đóng đồ nội thất bền đẹp.
Một số bài thuốc có sử dụng vị thuốc từ cây hoa ban là:
- Chữa đau bụng, lỵ, tiêu chảy: hoa ban tươi hoặc khô hoặc nụ hoa ban phơi khô trong bóng râm đem đun với nước, để sôi 5-7 phút là được. Dùng nước này uống trước mỗi bữa ăn sáng, uống liền trong 1 tuần.
- Trị tiêu hóa không tốt, phân lỏng, nát, đầy hơi: Lấy vỏ thân sắc uống.
- Trị mụn nhọt, sang lở: Lấy vỏ thân nấu nước rửa vào vết thương.
- Chữa các vết thương mới, giúp chóng lành, nhanh lên da non: Lấy vỏ thân cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài. Thái mỏng, phơi hoặc sao khô rồi tán thành bột mịn. Thêm nước sạch vào trộn đều thành hồ nhão, bôi vào các vết thương.
- Trị tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, trĩ đi ngoài ra máu: Lấy rễ rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng, thái mỏng rồi phơi khô, sao vàng. Đem sắc uống.
Ý nghĩa của loài hoa núi rừng là gì?
Ý nghĩa hoa ban trong cuộc sống là mang lại điều tốt đẹp. Nó được biết đến là loài hoa thể hiện cho sự thanh cao, chân thành. Đồng thời còn thể hiện một tình yêu son sắt, thủy chung và gắn bó keo sơn.
Đặc biệt là loài hoa ban trắng, có cả một sự tích về tình yêu. Bạn có biết bài hát “Hoa ban trắng” của nhạc sĩ Hoàng Vân chưa? Chuyện tình của đôi uyên ương đã được trải hết trong bài hát. Chính vì vậy ban trắng được biết đến là hoa của tình yêu. Ví von cho sự thủy chung, chân thành, tinh khôi.
Mỗi khi nhắc về núi rừng Tây Bắc, không ai không nghĩ đến loài hoa tuyệt đẹp này. Vào thời khắc xuân về hoa xuất hiện dọc theo đường đèo. Cây ban còn tượng trưng cho những điều tuyệt vời nhất, cho sự may mắn.
Ý nghĩa của hoa thể hiện sự thanh cao, chân thành.
Những điều thú vị về cây hoa ban
Hoa ban thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, thời điểm hoa nở đẹp nhất vào đầu tháng 3. Vòng đời hoa ban nở có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Cây hoa ban có nguồn gốc ở Đông Nam Châu Á. Thường xuất hiện ở Việt Nam nhiều nhất là khu vực Sơn La, Điện Biên và Mộc Châu.
Hoa ban còn có 1 cái tên rất “độc”, trái ngược với vẻ đẹp của nó: cây hoa móng bò. Chỉ đơn giản là hình dáng của hoa ban trắng khá giống với móng bò mà thôi. Thường mọi người hay gọi là cây ban. Nhưng để phân biệt rõ với các loại cây cùng tên khác thì người ta gọi hoa ban theo màu. Bởi còn có hoa ban tím, hoa ban hồng, hoa ban trắng.
Theo tiếng dân tộc Thái thì hoa ban có nghĩa là hoa ngọt. Cây ban là loài cây có tính sinh trưởng và phát triển mạnh. Vì thế có nhiều người trồng hoa ban trắng trong vườn nhà. Nụ hoa mọc ở kẽ lá, khi nở sẽ lộ ra cánh hoa ban trắng muốt. Đặc biệt cây thường rụng lá trước khi nở hoa nên khi nhìn sẽ thấy một màu trắng tinh khôi.
Cách trồng hoa ban
-
Đất trồng cho hoa ban
Hoa ban là loại cây rất dễ trồng và phát triển tương đối nhanh, sinh trưởng. Ở mọi điều kiện thời tiết đặc biệt thích nghi tốt ở những nơi có nhiệt độ thấp, tương đối lạnh.
Cây phát triển được trên nhiều nền đất, kể cả ở đất núi đá. Tuy nhiên muốn cây ra hoa đẹp và phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể chọn những loại đất có độ tơi xốp, các khoáng chất trong đất ổn định. Còn dựa vào độ ẩm và khả năng thoát nước nhanh. Bạn nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng cây phát triển.
-
Chọn giống cho hoa ban
Nên chọn những cây giống đang phát triển tốt, thân cây mọc thẳng, đã phân tán. Tốt nhất nên chọn cây giống có chiều cao trung bình khoảng 25cm trở lên.
Cách chăm sóc hoa ban
-
Tưới nước cho hoa ban
Nhu cầu độ ẩm của hoa ban tương đối thấp. Vì vậy bạn không cần quá chú trọng trong việc tưới nước cho cây. Lưu ý không nên tưới quá nhiều nước, cây sẽ dễ bị ngập úng, thối gỗ do không thoát nước.
Cứ 2 ngày bạn tưới nước 1 lần, khi trời mưa liên tục có thể ngừng tưới. Như thế có thể giúp cây thoát nước kịp thời.
-
Bón phân cho hoa ban
Cứ 1 năm bạn chia thành 4 đợt bón thúc cho cây phát triển, và nhanh cho hoa sớm:
- 1: (Tháng 2 – 4) bón thêm phân đạm và NPK (16:16:8), cứ 2 tuần tiến hành thực hành 1 lần.
- 2: (Tháng 4 – 6) bón thêm hàm lượng phân super lân và ure cho cây.
- 3: (Tháng 6 – 10) bón thêm các loại phân hữu cơ và phân KCL để thúc đẩy cây ra hoa.
- 4: (Tháng 10 – 12) chủ yếu cung cấp phân hữu cơ, hoặc phân chuồng cho hoa.
Đồng thời, để hoa ban trắng nở đẹp, giữ được độ bền lâu thì trước hoa nở rộ. Điều kiện, nhớ bón thêm phân Kali cho cây để thúc đẩy.
Cứ 3 tháng/1 lần cần tiến hành phun thêm phân bổ lá cho ban trắng.
-
Thường xuyên cắt, tỉa cành cho hoa ban
Cứ cách 2 tháng bạn nên cắt tỉa bớt những cành cây sát gốc, cành khô, mọc vượt. Những cành bị sâu bệnh tấn công để giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn. Đồng thời tạo kiểu theo ý muốn của mình.
-
Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa ban
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng cây, đặc biệt là khi cây chuẩn bị ra hoa,dễ bị sâu hại.
- Khi phát hiện được sâu bệnh tấn công, cần loại bỏ ngay. Những cành bị nhiễm bệnh để tránh tình trạng lây lan.
- Ngoài ra, bạn nên thường xuyên phun các loại thuốc bảo vệ thực vật. Cần phải diệt nấm rệp để bảo vệ cây không bị sâu bệnh tấn công
Một số lưu ý khi chăm sóc cây hoa ban Tây Bắc :
- Khi cây còn nhỏ, thân khá mềm nên phải dùng cọc để chống đỡ để cây thẳng không bị đổ.
- Cây có nhu cầu nước thấp nên không cần tưới nhiều. Nếu tưới nhiều quá cây sẽ bị úng nước dẫn đến thối rễ. Cây sẽ sinh trưởng chậm thậm chí là cây bị chết.
- Sau mỗi lần ra hoa cây sẽ bị yếu vì cây phải dồn sức lực để nuôi hoa. Chính vì vậy cần theo dõi sâu bệnh, độ dinh dưỡng. Cần kịp thời phun thuốc phòng sâu bệnh và bón phân cho cây phát triển tốt.
- Thường xuyên cắt tỉa những cành thấp, cành yếu, cành bóng để cây phát triển khỏe mạnh và dáng đẹp.
Giá bán cây hoa ban Tây Bắc
Để mua cây hoa ban Tây Bắc với chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Bạn cần tìm đến các nhà vườn uy tín cùng với chủ vườn giàu kinh nghiệm. Hoặc có thể lên các trang web trên mạng. Dĩ nhiên, giá thành sẽ tùy vào các nơi bán và các vùng, kích cỡ của cây. Giá thành giao động từ 50 nghìn đến vài trăm nghìn, giá cả rất phải chăng. Hiện tại, với cái giá đó các chủ nhà vẫn rất dễ dàng để mua một cây mang về.
Trên đây cũng là toàn bộ thông tin về cây hoa ban mà plant.vn muốn mang đến cho bạn. Hy vọng, nó sẽ là thông tin hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn thành công!