Nhắc đến Đào Tiên, không ít người liên tưởng những quả đào chín mọng Tôn Ngộ Không đã ăn trong bộ phim “Tây Du Ký”. Cây Đào Tiên chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này lại có quả không ăn được. Những bù lại, cây có rất nhiều công dụng tuyệt vời khác. Hãy cùng plant.vn tham khảo bài viết ở dưới đây để hiểu hơn về loại cây này.
Giới thiệu cây Đào Tiên
- Tên khoa học: cây có tên khoa học là Crescentia Cujete.
- Tên thường gọi: thường gọi là Đào Tiên hoặc là cây Đào trường thọ.
- Họ: Đào Tiên thuộc họ Đinh (Bignoniaceae)
- Nguồn gốc: Cây Đào Tiên được biết đến có nguồn gốc xuất xứ từ Brazil. Ngày nay loại cây này được du nhập và trồng ở nhiều nơi trên các nước.
Đặc điểm hình thái, sinh trưởng
- Thân cây thẳng, chia thành nhiều nhánh nhỏ, dài, nhưng cây không quá cao, tán lá rộng. Cây có chiều cao trung bình từ 5-7m, đường kính trung bình khoảng 3 – 6cm. Thân cây có màu nâu, vỏ cây xù xì.
- Lá cây mọc dọc theo thân, lá đơn, thuôn dài, nhẵn bóng và có màu xanh mát, phiến lá dài. Viền lá không có răng cưa, cũng không nhìn thấy gân lá nổi lên trên bề mặt.
- Hoa Đào Tiên nở xòe khá đẹp, nhưng loài hoa này có mùi khó chịu nên ong bướm ít gần. Hoa thường mọc từ thân hoặc cành. Cây Đào Tiên cho hoa và quả từ tháng 8 tới tháng 4 hàng năm.
- Quả của cây gần giống như quả bưởi nhưng tròn, xanh bóng, căng tròn khá đẹp mắt. Khi xanh, quả có cơm màu trắng, vị cơm chua. Khi chín, cơm dần chuyển sang màu đen. Hầu hết quả đều có hương vị thơm ngọt và phía ngoài vỏ cũng đổi qua màu vàng xanh. Một cây thường sẽ cho số lượng quả khá nhiều, từ 15 – 50 quả tùy theo độ rộng tán cây.
- Rễ cây: rễ của cây Đào Tiên thuộc loại rễ cọc như đa phần các loài cây thân gỗ khác. Rễ lớn như ngón chân cái giúp cây dễ dàng hút nước và muối khoáng từ lòng đất. Đồng thời giúp cây luôn vững chãi trước tác động của mưa gió.
Tác dụng khi trồng cây Đào Tiên cảnh
-
Cây cảnh đẹp
Cây Đào Tiên có tác dụng gì mà nhiều người thích trồng đến vậy? Công dụng trước tiên phải nhắc đến chính là tác dụng trang trí, tạo cảnh quan đẹp và nghệ thuật. Đào Tiên trồng trong sân vườn có thể để cành nhánh vươn tự nhiên cũng tạo khung cảnh siêu đẹp.
Người trồng cũng có thể tạo những chậu Đào Tiên bonsai, cắt tỉa, uốn nắn cầu kỳ theo ý muốn. Và thường sử dụng các chậu đã cắt tỉa đem đi đặt trước tiền sảnh. Những chậu cây này có ngoại hình cực kỳ cuốn hút. Đan xen vào nó là sự tinh tế khéo léo thể hiện được đẳng cấp của gia chủ. Chúng ta cũng có thể mang những chậu cây bonsai, cây Đào Tiên mini đi làm quà tặng.
-
Trồng Đào Tiên lấy bóng mát
Là dạng cây thân gỗ, tán lá xanh tươi Đào Tiên rất thích hợp làm cây bóng mát. Và thường được trồng trong sân vườn, khu đô thị, resort, nhà hàng. Hoặc những công trình tâm linh như đình, đền, chùa, điện đài… cũng hay trồng Đào Tiên. Khả năng thanh lọc không khí của loài cây này cũng được đánh giá rất cao. Chúng có thể lọc bụi và các chất độc hại trong môi trường mang đến bầu không khí trong lành. Nhờ đó, Đào Tiên tạo cho không gian sống của chúng ta thêm xanh tươi hài hòa.
-
Tác dụng “thần kỳ” của Đào Tiên trong y học
Đào Tiên là loài thực vật có nhiều đóng góp tuyệt vời cho nền y học. Trong Đông y, quả Đào Tiên được sử dụng trong nhiều bài thuốc quý. Cụ thể cây Đào Tiên chữa bệnh gì? Hãy cùng Cây Ba Miền tham khảo một số bài thuốc:
- Điều trị viêm họng, bệnh ho dai dẳng:
Lấy phần cơm màu trắng của quả Đào Tiên. Đem hấp cách thủy cùng một chút mật ong hoặc đường phèn. Bạn sẽ có được loại siro trị ho hiệu quả. Ngày uống 2 lần, chỉ 3 – 4 ngày bệnh sẽ khỏi.
- Tăng cường miễn dịch, giúp ăn ngon và ngủ ngon:
Sử dụng phần cơm quả Đào Tiên ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:5 (1 cơm và 5 rượu). Đây không chỉ là món đồ uống khoái khẩu của đấng mày râu mà còn là rượu thuốc cực tốt. Chỉ cần ngâm 10 – 15 ngày có thể đem ra dùng, để càng lâu càng ngon. Mỗi ngày uống khoảng 20ml sẽ giúp nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon và ngủ ngon.
-
Chế tác đồ mỹ nghệ trang trí
Phần vỏ quả cây Đào Tiên rất cứng, nhẵn bóng, có mã đẹp. Nó được phơi khô, các nghệ nhân sử dụng để tạo hình, khắc chữ, câu chúc, hoa văn ý nghĩa. Sản phẩm có tác dụng trang trí tuyệt vời, đem lại giá trị kinh tế cao.
Quả Đào Tiên có vị hơi chua và rất ít người ăn. Chủ yếu nó được trồng để làm cảnh và bày trong mâm ngũ quả ngày tết. Hiện nay, nhiều người dân đã nghĩ ra biện pháp tạo dáng cho quả Đào Tiên trở nên đa dạng. Như tạo theo hình hồ lô (một pháp khí chiêu tài lộc) hoặc hình thỏi vàng (tượng trưng phú quý). Những quả này rất đắt hàng vào mỗi dịp Tết không khác gì bưởi với phật thủ.
Ý nghĩa phong thủy của cây Đào Tiên
Ý nghĩa phong thủy chính là điểm đặc biệt để nhiều vị chủ nhà lựa chọn Đào Tiên trồng. Đặc biệt thường được trồng trong sân vườn nhà, biệt thự, nhà hàng, khách sạn,…. Trong quan niệm của người Việt, Đào Tiên mang đến sự sung túc, thu hút và kích phát vượng khí. Thế nên giúp cho gia chủ ăn nên làm ra, phát tài phát lộc. Quả mọc từ gốc đến ngọn, quả càng xum xuê càng có những điều tốt lành, gia đình hạnh phúc.
Vì vậy, hình ảnh cây Đào Tiên dáng đẹp, sai quả xuất hiện rất nhiều. Ta hay thường thấy cây xuất hiện trong các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, khu nghỉ dưỡng,…. Để hy vọng gia đình luôn hạnh phúc, hòa thuận, công việc kinh doanh suôn sẻ, thuận lợi, phát đạt.
Với tên gọi “Đào Tiên” hay tên gọi khác là cây trường thọ. Loài cây còn đại diện cho lời chúc về sức khỏe. Trồng ở trong sân vườn nhà còn đại biểu cho sự cầu mong cho ông bà, cha mẹ khỏe mạnh.
Cây Đào Tiên phong thủy làm từ đá quý
Đây có lẽ là hình ảnh mà nhiều người tưởng tượng ra nhất khi nhắc đến cây Đào Tiên. Chính là những quả đào chín mọng đã từ xuất hiện trong bộ phim Tây Du Ký. Tuy nhiên, chúng lại được chế tác từ các loại đá quý với nhiều màu sắc. Hay gắn lên các thân cây uốn lượn tinh xảo, cũng tương tự như cây phong thủy đá thạch anh.
Với loại cây này thì giá trị phong thủy được mang lại từ chính hình ảnh quả đào căng mọng. Đào Tiên là loại quả quý, hiếm, không phải ai cũng được nếm thử trong truyền thuyết.
Kỹ thuật trồng cây Đào Tiên
-
Nhân giống cây
Cây Đào Tiên thường được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp chiết cành hoặc giâm cành. Bằng phương pháp này, chúng ta sẽ được cây các cây con nhanh, tiết kiệm được thời gian trồng. Dĩ nhiên các sản phẩm nhận được là các giống cây con mang gen của cây mẹ. Nên chọn giống từ những cây mẹ khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh.
-
Thời vụ và mật độ trồng
-
Thời vụ trồng
Từ thời gian thích hợp nhất để trồng cây là vào tháng 1 hoặc tháng 2 âm lịch. Chính vì thời gian này, khí hậu ấm áp, độ ẩm cao, cây nhanh thích nghi và phát triển.
-
Mật độ trồng
Khoảng cách thích hợp nhất giữa các cây là hàng cách hàng 7m, cây cách cây 5m. Nếu trồng cây trong đất khô cằn, nên rút khoảng cách giữa các cây lại là 4 x 6m.
-
Đất trồng, hố trồng
Đất trồng phải tơi xốp và đảm bảo điều kiện thoát nước tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy nên đất cần có tầng canh tác dày khoảng 60 – 70cm.
Nên đào hố trước khi trồng cây khoảng 3 tuần, với kích thước hố là 50 x 50cm. Nếu nền đất thấp khó thoát nước có thể lên luống cao hoặc đắp mô cao khoảng 30cm. Đồng thời bón cho mỗi hố khoảng 500gr phân vi sinh hoặc phân chuồng đã hoai mục.
-
Cách trồng cây
Rạch bỏ túi nilon bọc vỏ bầu, đặt cây xuống giữa hố sau đó lấp đất xung quanh bầu. Và lấp qua mặt bầu khoảng 3 – 4cm. Dùng tay ấn chặt đất xung quanh bầu để cây không bị đổ. Có thể dùng cọc cố định để bảo vệ cây khỏi các tác nhân bên ngoài. Cuối cùng, tưới cho cây một lượng nước vừa đủ để cây không bị héo. Lưu ý, nếu trồng cành chiết thì nên trồng nghiêng để tạo tán làm tròn cây.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây Đào Tiên
-
Tưới nước
Cần cung cấp cho cây một lượng nước vừa đủ, nhất là vào những ngày mùa khô. Nên tưới vào buổi sáng sớm và chiều tối, không nên tưới quá nhiều, cây sẽ bị ngập úng.
-
Tỉa cành, dọn cỏ
Cắt tỉa những cành khô, cành vượt, tạo tán cho cây, vặt bỏ những lá úa, lá sâu bệnh. Thường xuyên dọn cỏ xung quanh gốc cây. Có thể phủ gốc cây chống cỏ dại mọc bằng cỏ khô hoặc cây phân xanh.
-
Bón phân
Để cây Đào Tiên phát triển tốt, cho nhiều quả thì việc cung cấp dinh dưỡng rất quan trọng. Lượng phân bón nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào chất đất nơi bạn trồng cũng như tình trạng cây. Bạn phải bón đúng, đủ và cân đối được hàm lượng dinh dưỡng. Mỗi năm 2 lần bạn bón phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân hữu cơ. Và định kỳ 4 tháng 1 lần bón thêm phân NPK để giúp cây ra lá và quá tốt hơn.
-
Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây Đào Tiên
Cây Đào Tiên này có khả năng kháng bệnh cực tốt, rất ít khi bị sâu bệnh làm hại. Tuy nhiên vẫn có những trường sâu bệnh hại tấn công làm suy giảm sức sống của cây. Có thể ảnh hưởng đến năng suất quả, nên người trồng cần đặc biệt lưu ý. Thường xuyên kiểm tra, quan sát kỹ để có thể kịp thời phát hiện bệnh, có biện pháp xử lý.
Các loại sâu bệnh thường gặp :
- Sâu đục quả: Sâu nở từ ấu trùng, sau khi nở chúng sẽ đục và ăn phần thịt quả. Làm gây hư hại và giảm năng suất thu hoạch. Để phòng trừ bạn vặt bỏ quả bị sâu bệnh rồi phun thuốc Sago Super 10EC. Hay có thể thay bằng Fenbis 25EC, Cymbush, Polytrin,…
- Sâu đục thân: Các loại côn trùng đục vào thân, cành và gốc cây gây hại nghiêm trọng đến sức sống. Dĩ nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất cây ăn quả, cây công trình. Bạn có thể diệt sâu non bằng cách cắt bỏ những cành cây Đào Tiên bị héo, vàng lá. Dùng vợt để bắt những con đã vũ hóa, trưởng thành. Nếu cây bị bệnh nặng phải sử dụng ngay thuốc có hoạt chất Cypermethrin, Rotenone hay thuốc Sherpa, Abamectin cao.
- Bọ xít: Loại côn trùng này dùng vòi chích xuyên qua mô thực vật, nước bọt của chúng rất độc. Chúng gây hại trên lá non, cành, trái non. Cây bị bệnh sẽ bị biến dạng trái, chết chồi non, cành cây khô héo và chết. Khi phát hiện bệnh hãy sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phun. Như: Permecide 50EC, Peran, Perkill, Thiamax 25WG, Brightin 4.0EC và chế phẩm BIO Plus HLC,…. Đồng thời tăng cường phân Kali và Lân.
Mong là qua bài viết trên các bạn cũng đã hiểu thêm rất nhiều điều về cây Đào Tiên. Nào là công dụng, ý nghĩa và cách trồng chăm sóc cây. Hy vọng chúng sẽ là thông tin bổ ích giúp mọi người. Hãy cùng theo dõi plant.vn để cùng biết thêm những loại cây khác nhé.