Hầu hết mọi người biết đến cây ăn thịt như một loài sinh vật kỳ lạ sống trên trái đất. Họ không thể biết đây là động vật, hay thực vật khi nhìn thấy hình dạng khá dị của nó. Do đó, nếu bạn muốn trồng nó thì hãy xem qua bài viết dưới đây trước khi quyết định nhé. Plant.vn sẽ cung cấp một số điều cần biết về loài này.
Thông tin quan trọng về cây ăn thịt:
Cây ăn thịt là thực vật hay động vật?
Khi nhắc đến tên của loài cây này thì ai cũng có thể hình dung nó là loài khổng lồ giống như trong những bộ phim khoa học viễn tưởng. Có thể ăn tất cả mọi thứ tiếp xúc với nó, ngay cả con người. Tuy nhiên, sự thật cho vấn đề trên không phải vậy. Trên thực tế, một số loài cây lấy chất dinh dưỡng bằng cách trở thành cây ăn thịt (Carnivorous plant). Nhưng, chỉ là thịt của các loài côn trùng hoặc bò sát nhỏ. Chẳng hạn như muỗi, ruồi, ong, thạch sùng, ếch nhỏ,… Đồng thời, nó dùng ánh sáng để quang hợp và chất dinh dưỡng trong đất để sinh tồn. Do đó, đây là một loài thực vật bình thường.
Bởi ở một số nơi, trong môi trường đất có thể thiếu chất dinh dưỡng. Vậy nên muốn duy trì sự sống, thì sẽ có hiện tượng thay đổi để thích nghi. Vì thế, nó phải tiếp thu chất dinh dưỡng từ việc ăn thịt, nếu không sẽ bị bài trừ.
Cơ chế hoạt động về loài cây này:
Loài cây này ăn động vật bằng cách tạo ra một cái bẫy thật nguy hiểm và sâu xa, Bằng cơ chế ưu trương, hoặc nhược trương của thực vật. Nó dùng chính thân thể của mình để làm mồi nhử. Đồng thời, cộng thêm một số chất tiết ra như mật, dịch, mùi hương,… để tỏa ra sức hút cho động vật bậc thấp, sâu bọ, côn trùng tới.
Chỉ cần một con vật chạm vào bẫy hoặc có tình đến tìm kiếm thức ăn. Ngay lập tức, cây ăn thịt sẽ bắt được con mồi đó. Do đó, việc trồng cây này sẽ không hề nguy hiểm đến con người.
Những lợi ích mang đến từ cây ăn thịt:
– Tiêu diệt được các loài côn trùng gây hại, gây bệnh cho con người. Ví dụ như muỗi, kiến, ruồi, ong,…;
– Nhiều loại cây tỏa ra mùi hương dễ chịu, thơm ngát cả nhà;
– Dùng để trang trí, nó không chỉ vừa mang đến sự lạ mắt mà còn làm đẹp ngôi nhà.
Một số loại cây mang đặc điểm ăn thịt phổ biến trong cuộc sống:
Về cây nắp ấm:
Loài cây này có rất nhiều hình dạng khác nhau. Nhìn chung, tất cả cây nắp ấm đều có dạng lá hình chiếc ấm rất độc đáo. Đồng thời, nó là loài cây ăn thịt côn trùng. Bên trong loại cây này là những dịch nhầy chứa enzym tiêu hóa, có tính dính như keo. Ngoài ra, nó cũng tiết ra mùi hương ngọt ngào, quyến rũ được các côn trùng, ong bướm xung quanh.
Về cây gọng vó:
Đặc trưng của cây gọng vó là các tuyến nhầy dọc theo bề mặt lá hoặc thân. Thế nhưng, các lá lại có hình dạng thân cuống thẳng. Trên mỗi lá này, xuất hiện các bong bóng rất đẹp, nhưng một khi con mồi sa vào bẫy, và bị dính chặt. Đương nhiên, cây cũng trang bị các chất đường ngọt bởi đây là niềm yêu thích của loài côn trùng. Khi con mồi bị dính vào bong bóng, thì lá của chúng cũng tự động cuốn gọn con mồi lại. Sau đó, các chất nhầy bao bọc toàn bộ con mồi khiến nghẹt thở, rồi dần dần bị phân hủy.
Đặc biệt, cây gọng vó là một dược liệu khá quý hiếm. Lá cây không chỉ dùng để bắt mồi mà còn chứa các hoạt chất. Nhằm chữa mụn cóc, chai sạn, sạm da, hoặc cháy nắng.
Về cây hổ mang:
Đây là loại cây ăn thịt có vẻ ngoài khá độc đáo, những chiếc lá vươn lên có hình dạng như một con rắn hổ mang. Thông thường, cây có màu xanh lục từ trên xuống dưới, có thêm vài đốm đỏ trắng trên đầu. Ngoài ra, lá cây như những chiếc lưỡi chẻ đôi của các chú rắn. Loài cây này nhờ những chiếc lá làm bẫy, tiết ra một mùi hương quyến rũ côn trùng. Khi con mồi bị hút vào, chết chìm bởi dịch được tiết ra bên trong và bị tiêu hóa.
Lời kết:
Tóm lại, bài viết trên cung cấp một số điều về loài cây ăn thịt. Tuy nó có cái tên, hình dạng khá kỳ lạ nhưng lại giúp ích một phần trong cuộc sống chúng ta. Do đó, để biết thêm nhiều thông tin, vui lòng liên hệ tại đây bạn nhé.