Theo quan niệm dân gian, nếu hoa Thủy Tiên nở đúng chiều 30 Tết trước lễ cúng mời ông bà tổ tiên về ăn bữa cơm tất niên thì được cho là mọi sự tốt lành, trường thọ, tài lộc. Bất kỳ ai cũng có thể tự trồng cho mình những bình hoa Thủy Tiên thật đẹp để trưng bày trong nhà. Hãy cùng plant.vn tìm hiểu cách trồng và chăm sóc loại hoa đặc biệt này nhé!
Giới thiệu về hoa Thủy Tiên
Hoa Thủy Tiên với tên khoa học Narcissus tazetta L. là loài thực vật rất được ưa chuộng hiện nay. Hoa Thủy Tiên thường được gọi với những cái tên khác như ly peru, hoa ly ở xứ Inca bởi vì hình dáng bên ngoài khá giống hoa ly. Ngoài ra, loài hoa này còn được biết đến với cái tên khoa học là Alstroemeria. Sở dĩ có tên gọi này là vì trong một lần đến Nam Mỹ, người đàn ông Thụy Điển có tên gọi là Alstroemeria đã say đắm vẻ đẹp của loài hoa này và mang hạt giống về trồng. Từ đó, người ta lấy tên của ông đặt làm tên khoa học cho loài hoa.
Đặc điểm
Thủy Tiên thuộc loại cây dạng thân hành cứng, sống lâu năm, chiều cao trung bình của loài hoa này khoảng 20 – 60cm. Thủy Tiên có củ trông khá giống củ hành tây, ở giữa có các củ lớn và xung quanh là các củ con – mầm sườn.
Lá Thủy Tiên có dạng hình kiếm thuôn dài, đầu hơi nhọn, hơi dày và khá mềm, màu xanh đậm và bóng, khỏe mạnh đầy sức sống, trông khá giống với lá tỏi.
Hoa Thủy Tiên mọc ở đầu cành. Ở giữa bông hoa Thủy Tiên có bao hoa hình loa kèn màu vàng tươi rực rỡ. Bên ngoài được bao bọc bởi những cánh hoa màu trắng tinh mang vẻ đẹp sang trọng. Hiện nay Thủy Tiên được lai tạo nhiều với số lượng lớp cánh hoa tăng lên. Khiến bông hoa xinh xắn như một quả cầu tươi tắn đẹp mắt. Không chỉ đẹp thùy mị, quý phái mà Thủy Tiên còn có hương thơm rất dễ chịu.
Hoa Thủy Tiên thường nở vào mùa xuân, khoảng cuối tháng 12 đến cuối tháng 3 hàng năm. Nhưng cũng có một số loài ra hoa vào mùa hè hoặc mùa thu.
Cây hoa Thủy Tiên đẹp từ thân, lá, hoa, củ đến cả bộ rễ. Ở đáy củ hoa màu trắng sữa chứa phần rễ già màu vàng, sau đó có các lớp rễ mới mọc ra nhiều hình thù, màu trắng muốt, bóng đẹp trông rất lạ mắt.
Tác dụng của hoa Thủy Tiên
Là loài hoa trang trí trong nhà, phòng khách, phòng làm việc
Thủy Tiên là loại hoa mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế mà không kém phần hấp dẫn. Nên hoa Thủy Tiên có thể được trồng trang trí tại vườn nhà hoặc các công trình công cộng làm thảm hoa. Trồng hoa trong vườn vừa tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà bạn lại giúp thanh lọc không khí hiệu quả.
Người ta có thể trồng Thủy Tiên thành những luống hoặc thành thảm hoa dài. Cây có nhiều loại với những màu sắc khác nhau nên nếu biết phối hợp, ta sẽ có được một thảm hoa rực rỡ mà lại đẹp một cách rất tự nhiên.
Giúp con người giảm stress
Hoa Thủy Tiên mang đến cảm giác bình lặng, thư thái. Trong cuộc sống xô bồ, chỉ 1 chậu cây nhỏ trên bàn làm việc cũng sẽ đem lại cảm giác thư thái và tĩnh lặng.
Cuộc sống với những bộn bề lo toan, áp lực công việc, áp lực cuộc sống. Con người sẽ cảm thấy yếu đuối và vô cùng căng thẳng. Đặc biệt là dân văn phòng, sau những giờ làm việc mệt nhọc, điều ai cũng muốn chính là tìm về ngôi nhà của mình để nghỉ ngơi, thư giãn. Với màu sắc giản dị sẽ giúp ta giảm căng thẳng mệt mỏi, mang đến cho gia chủ nhiều may mắn và niềm vui.
Làm quà tặng ý nghĩa
Mọi người thường tặng Thủy Tiên như một lời chúc tâm trạng luôn tốt đẹp. Tốt nhất cho những dịp như tân gia, thăng chức hay lễ tết… Loài cây này có thể làm quà tặng cho người thân, bạn bè vì cây mang nghĩa muốn gắn kết lâu dài, và thể hiện sự chân thành, ngưỡng mộ.
Cách trồng và chăm sóc hoa Thủy Tiên
Tiến hành trồng
Thời điểm và nhiệt độ trồng
Với nhiệt độ tháng trước tết trung bình khoảng 15 – 20 độ thì bà con sẽ trồng củ trước tết 1 tháng đối với củ không gọt (trồng đất/cát hoặc trồng nước) và 25 ngày đối với củ gọt. Nhiệt độ càng thấp thì trồng càng sớm, nhiệt độ càng nóng thì trồng càng muộn.
Hoa Thủy Tiên khá kén chọn thời tiết, chúng ưa ẩm và ấm áp. Tuy nhiên lại không chịu được nhiệt độ quá nóng cũng như quá lạnh. Bên cạnh đó cây Thủy Tiên còn ưa sáng, vì vậy những ngày đầu trồng hoa bạn cần đặt chúng ở nơi gần cửa sổ. Mỗi ngày cây cần nhận ít nhất 6 tiếng chiếu sáng, nếu không đủ ánh sáng, lá Thủy Tiên sẽ nhỏ và cho ra ít hoa.
Chọn giống
Tốt nhất là chọn loại củ giống có thân to mập, không bị xây xước hay có vết thối mốc. Cần chọn củ giống hoa Thủy Tiên khỏe. Đường kính củ khoảng 23cm. Nên chọn củ tròn dẹt, chắc, vỏ ngoài có vân dọc rộng, màu sáng. Củ màu nâu bóng càng tốt. Về chọn chồi, có thể dùng tay bóp nhẹ, nếu là chồi hoa củ chắc có trụ và đàn hồi, nếu chồi lá thì củ xốp, lép không đàn hồi.
Chọn củ hoa Thủy Tiên nên chọn loại củ chính có từ 2 -3 mầm con bên cạnh. Để có thể tạo hình đẹp mắt nhất.
Nguyên liệu trồng
Hoa Thủy Tiên có thể trồng được trong cát lẫn trong nước. Nhưng đối với những người chơi hoa Thủy Tiên chuyên nghiệp thì họ luôn chú ý đến ba đặc điểm. Đó là hoa, lá và rễ của loài cây này. Với bạn nào vẫn thích trồng Thủy Tiên trong đất. Thì nên chọn loại đất vừa giữ nước mà vừa thoát nước. Đất trồng hoa Thủy Tiên cần trộn thêm phân hữu cơ, có nhiều mùn, độ pH từ 5 – 7.5.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều người ưa chuộng trồng củ trong sỏi và trong nước. Bởi vừa đẹp lại vừa sạch. Nếu như các bạn trồng hoa Thủy Tiên trồng trong cát. Thì lá của nó sẽ rất dài và không thể nhìn thấy rễ ở đâu. Còn nếu hoa Thủy Tiên được trồng trong nước thì lá của nó sẽ ngắn hơn và rễ sẽ dài, thẳng, nhỏ. Có màu trắng muốt và trong suốt chứ không cong queo hay thưa thớt như khi trồng trong cát.
Chuẩn bị 3 – 4 chiếc đĩa sâu lòng và một bát tô bằng gốm. Củ hoa (số lượng tùy vào nhu cầu của từng bạn). Sỏi (có thể mua ở cửa hàng cây cảnh); Nước sạch.
Khi trồng củ trong nước bạn chỉ cần sử dụng nước sạch mà không cần phân bón. Lưu ý, nước có dính tạp chất sẽ làm bộ rễ hoa Thủy Tiên thối nát.
Cách gọt củ hoa Thủy Tiên
Khi đã có củ giống tốt, bạn lột bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài và lá khô xung quanh. Rửa sạch rồi gọt bỏ phần rễ đen ở đế củ. Sau đó đem ngâm nước trong 48 tiếng cho căng mọng rồi tiến hành gọt củ. Cẩn thận tách từng lớp vỏ, khía nhẹ từ trên xuống khoảng 2/3 củ hoa. Tiếp đến khía nhẹ vòng quanh củ và nhẹ nhàng tách các lớp vỏ đó ra. Khi đến giữa củ nên làm từ từ tránh tổn hại tới các bao hoa, lá và cuống hoa.
Sử dụng dao rạch nhẹ vào các khe giữa bào mầm, đục sâu vào để lộ ra ra hoa và lá. Thao tác cần cẩn thận, nhẹ nhàng tránh làm tổn hại tới bào mầm. Tạo hình củ rất quan trọng nên bạn phải tỉa lá để tránh lá che mất hoa. Một chậu Thủy Tiên đẹp thì ngoài hoa còn phải có lá đều và thấp, uốn lượn đẹp mắt.
Sau đó ngâm vào nước để làm sạch củ. Sử dụng nước sạch, nước máy đã được trữ trong 24h để giảm bớt Clo tránh hại củ. Thay nước sau 8h trong ngày đầu và dùng bông vệ sinh củ nhẹ nhàng. Nếu củ bị thối thì cắt bỏ phần bị thối rồi thêm ít muối vào nước. Thay nước đều đặn mỗi ngày một lần. Lượng nước phải ngang củ, đủ để củ hoa Thủy Tiên nổi chứ không nên ngập quá.
Sau 3 tới 4 hôm chờ các vết cắt lành thì mang ra ngoài nhưng tránh ánh nắng trực tiếp. Khi rễ và mầm lá bắt đầu mọc thì phủ một lớp bông nhẹ lên bề mặt để che nắng, gió, và hút nước giữ ẩm liên tục. Khi rễ dài được 4cm – 7cm, lá bắt đầu vươn thì tách từng củ Thủy Tiên đưa vào chậu, lọ thủy tinh.
Kỹ thuật trồng hoa Thủy Tiên
Hiện có 2 cách trồng hoa Thủy Tiên là trồng trong nước và trồng trong đất.
Cách trồng hoa Thủy Tiên trong nước: Nước để trồng hoa Thủy Tiên bạn chỉ cần sử dụng nước sạch, không dùng dung dịch thủy canh, nếu bạn dùng nước máy cần trữ nước trước 24h để bay hết khí Clo.
Đặt sỏi vào một nửa hoặc 2/3 dụng cụ trồng. Đặt những củ hoa Thủy Tiên bên trên lớp sỏi, hướng phần rễ xuống dưới, phần trên lá và hoa xoay góc theo ý muốn của bạn.
Sau đó cho nước thêm vào, mực nước vừa chạm phần rễ của củ hoa. Không đổ nước ngập cả củ hoa vì nước sẽ làm củ bị thối. Đổ nước nhẹ nhàng tránh làm đổi hướng của củ hoa.
Cách trồng hoa Thủy Tiên trong đất: Đất trồng hoa Thủy Tiên cần tơi xốp, giữ nước tốt, giàu dinh dưỡng và sạch mầm bệnh. Bạn có thể sử dụng công thức phối trộn 1 phân trùn quế: 1 mụn dừa: 1 trấu hun: 2 đất sạch.
Ngoài ra, để dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho hoa kiểng chứa đầy đủ dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi, bạn có thể sử dụng ngay mà không cần phối trộn.
Sau đó cho đất đã trộn vào chậu, đặt củ hoa Thủy Tiên vào. Xác định hướng mọc của củ Thủy Tiên theo ý muốn của bạn. Công đoạn này sẽ quyết định tư thế, hình dáng của chậu hoa Thủy Tiên.
Cách chăm sóc
Cây hoa Thủy Tiên phân chia giai đoạn sinh trưởng theo mùa: mùa hè cây ngủ nghỉ, mùa thu bắt đầu sinh trưởng, đến đông nở hoa, mùa xuân dự trữ dinh dưỡng. Thời gian phù hợp để trồng Thủy Tiên là từ tháng 9 – 11 để tết đến là giai đoạn hoa nở rộ nhất, chăm hoa Thủy Tiên chúng ta cần lưu ý:
– Ánh sáng: Cây ưa sáng hoàn toàn, vì vậy khi trưng trong nhà một thời gian cần để vị trí thích hợp: nơi có ánh sáng tán xạ, ít nhất 4h/ngày, vị trí gần cửa kính, cửa sổ, hướng Đông, hướng Tây.
Khi chơi xong dịp tết thì để cây ra ngoài tự nhiên để quang hợp.
– Nhiệt độ: cây Thủy Tiên khá nhạy cảm với nhiệt độ, cây ưa mát mẻ, ấp áp, không chịu được quá nóng cũng như quá rét.
– Độ ẩm: cây Thủy Tiên ưa ẩm.
– Đất trồng: Nên trồng Thủy Tiên bằng loại đất tơi xốp, vừa thoát nước vừa giữ nước, trộn thêm phân hữu cơ, lá mục, ít cát. pH từ 5-7.5.
– Tưới nước: Cây hoa Thủy Tiên ưa nước nên tưới điều độ cho cây để lá xanh mượt
– Bón phân: Thủy Tiên cũng ưa phân bón, tuy nhiên nên bón ít phân chứa nitơ
Một cây Thủy Tiên có thể được trồng trong 3-4 năm, nếu củ không phát triển thì không nở hoa đúng dịp, vì vậy cần bón phân đầy đủ.
Sau 3-4 đợi lá héo úa thì đào củ.
Cây hoa Thủy Tiên được nhân giống bằng cách tách củ. Chú ý để thân cây phát triển sau đó cắt tỉa rồi mới tách. Gọt tỉa và tạo dáng cho củ cần khéo léo, tỷ mỷ. Thời gian từ khi gọt đến khi ra hoa chỉ vài tuần tùy nhiệt độ
Trên đây là cách trồng và chăm sóc Thủy Tiên cực đơn giản tại nhà. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn có thể tự tay trồng lấy cho riêng mình một chậu cây thật đẹp. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết được những thông tin thật bổ ích.
Người viết: Thái Hậu