Cây Thanh Lan là một loại cây cảnh phù hợp cho trang trí nội thất nhất là nơi văn phòng. Với vẻ đẹp đơn giản nhưng lại mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, được đa số người ưu tiên lựa chọn. Tuy được ưa chuộng đến thế nhưng nhiều người vẫn chưa nắm rõ được đặc điểm, cách trồng, cách chăm sóc và cả ý nghĩa đặc biệt của nó. Bài viết dưới đây plant.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể nhất về loài cây thú vị này.
Giới thiệu cây Thanh Lan
Cây Thanh Lan có tên khoa học là Dracaena Angustifolia, thuộc họ thực vật Asparagaceae. Là loại cây cảnh phù hợp nhất cho môi trường nội thất văn phòng, đặt ở những sảnh lớn rất sang trọng. Một loài cây tốt về mặt phong thủy, có một sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Cây Thanh Lan tạo ra không khí ôn hòa, mang lại cảm giác an lành, may mắn cho gia chủ.
Đặc điểm hình dáng của cây:
Cây Thanh Lan là giống cây cảnh trồng được trong nhà. Thân cây gỗ, dáng thẳng đứng, cùng họ với cây cọ, vì thế lá cũng khá giống cọ, xanh tươi. Dáng Thanh Lan cao ráo, là cây cảnh trong nhà nên không quá to lớn mà thân cây lại có phần gầy guộc.
Hoa của cây Thanh Lan khi ra dài và buông rủ xuống thành từng chùm, nhìn rất đẹp. Những chùm hoa lớn có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt vô cùng độc đáo và sang chảnh. Do vậy mà nhiều người thích lựa chọn Thanh Lan cho không gian nội thất.
Cây cao khoảng từ 1m đến 2m, có cây lên đến 4m (tùy nơi đặt mà lựa chọn chiều cao cho phù hợp). Đặc biệt có nhiều thân từ gốc mọc lên phát triển thành những cụm lớn, mỗi cụm có 5-7 nhánh nhỏ.
Lá cây Thanh Lan màu xanh đậm, thuôn dài (30-40cm) và dẹt. Độ rộng của lá là 4-5cm, nhọn ở đỉnh và thót lại ở gốc tạo thành cuống. Thường mọc ở ngọn cây, không mọc xung quanh thân, khi rụng thường để lại những đốt cây sần sùi. Khi lá già vẫn giữ nguyên màu xanh đậm, không vàng úa nên khi sắp rụng, cây vẫn còn giữ nét đẹp riêng.
Công dụng của cây Thanh Lan
Công dụng trang trí
Cây có sức sống khỏe, dễ chăm sóc, phù hợp với môi trường điều hòa, bóng râm và ánh sáng nhẹ lại luôn xanh tươi quanh năm nên được nhiều yêu thích trồng để trang trí nội thất. Người ta thường trồng cây trong chậu lớn để trưng trong phòng khách, cạnh bàn làm việc, cầu thang, cửa sổ hay hành lang văn phòng công ty.
Công dụng làm quà tặng
Với ý nghĩa phong thủy đem lại vận khí tốt, sức kiên trì bền bỉ nên cây thực sự là món quà ý nghĩa dành tặng cho nhau.
Công dụng lọc khí
Cũng giống như các loại cây khác, Phất Dụ có khả năng hấp thu các loại khí độc trong nhà rất tốt. Thanh lọc không khí và diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp cho con người.
Cây có thể hấp thụ chất monoxide de carbone (lên tới hơn 75 %) và hút các chất khác như benzene, toluene, formaldehyde.
Ý nghĩa của cây Thanh Lan
Ý nghĩa về phong thủy
Đầu tiên phải kể đến công dụng quan trọng của loài thực vật đẹp đẽ này. Cây Thanh Lan được chọn lựa để trang trí cho nội thất có không gian nhiều ánh sáng hoặc có nhiều kính. Chúng có tác dụng điều hòa, lọc không khí khá tốt. Loại bỏ các chất độc hại (benzene, formaldehyde, toluene). Diệt một số vi khuẩn có hại cho đường hô hấp đồng thời làm mát, làm ẩm không khí.
Có thể trồng cây ở các chậu có kích thước lớn, trưng bày ở các quầy lễ tân, ở phòng họp có diện tích phù hợp. Nếu đặt cây ở những phòng làm việc có vách ngăn bằng kính, đặt tại sảnh cầu thang có nhiều ánh sáng là điều vô cùng thích hợp. Đặc biệt là để chậu cây Thanh Lan trong nhà khiến con người có cảm giác thoải mái và trong lành hơn.
Một sức sống mạnh mẽ cũng là ưu điểm nổi bật của loài cây này. Chúng có nguồn gốc từ những vùng núi cao, hấp thụ được “tinh hoa trời đất” nên theo phong thủy chúng có vượng khí rất cao. Cây Thanh Lan giúp tăng cường khí tốt mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Đặc biệt là sức khỏe, giúp bạn làm việc cũng tốt hơn.
Cây thanh lan hợp với mệnh gì?
Chọn cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà không chỉ đẹp, để thanh lọc không khí mà còn phải hợp tuổi, hợp mệnh với chủ nhân. Những người mệnh hỏa thường hợp với những cây thuộc hành Hỏa hay là Mộc. Lựa chọn cây phải thuộc ngũ hành tương sinh hoặc tương trợ với mệnh, tuổi.
Cây Thanh Lan thuộc hành mộc, người tuổi Tuất (1994) cực kỳ hợp với loài cây này. Sống chủ yếu ở vùng núi đá nên hấp thụ nhiều tinh hoa đất trời. Cây còn một sức sống mãnh liệt, chịu đựng nhiều khắc nghiệt của thời tiết, của môi trường sống. Với đặc tính như thế này, cây Thanh Lan mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc với người hợp nó.
Người sở hữu cây sẽ được nhiều sức khỏe, may mắn trong cuộc sống lẫn sự nghiệp thịnh vượng. Với sức sống của cây sẽ tượng trưng cho việc giúp chủ nhân thêm nhiều nghị lực để vượt qua những khó khăn, tạo động lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Cách trồng và chăm sóc cây Thanh Lan
Cách trồng
Để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển toàn diện sau này. Bạn cần phải biết được cách trồng cây Thanh Lan đúng kỹ thuật:
Bước 1: đầu tiên bạn cần chuẩn bị loại đất thịt (đất trung tính khoảng 6,6 – 7,3 độ pH, thoát nước tốt), rồi trộn thêm các thành phần như phân bón hữu cơ. Nếu không bạn có thể mua đất trộn sẵn, có bán ở các cửa hàng vật liệu dành cho cây trồng. Sử dụng đất này bạn sẽ tăng cường dinh dưỡng và phòng sâu bệnh cho cây ngay từ đầu.
Bước 2: tiếp theo, lót một lớp mỏng xỉ than xuống dưới đáy chậu. Rồi phủ một lớp đất lên trên để cây vẫn tiếp xúc được với lớp phân bón khi đặt cây vào. Cần ước lượng khoảng cách cho phù hợp, chỉnh cây vào ngay giữa chậu. Đặt cây vào không được quá sâu hoặc là vượt quá miệng của chậu. Cuối cùng lấp và nén nhẹ một lớp đất còn lại cho kín chậu .
Bước 3: Sau khi trồng cây xong cần phải cấm ẩm cho đất mới bằng cách tưới cây ngay. Bổ sung nước ngay lập tức sẽ giúp cây dễ dàng sống sót và phát triển tốt nhất.
Cách chăm sóc
Mặc dù đây là loài cây dễ sống và dễ phát triển. Dễ dàng chăm sóc, chịu được khô hạn và ít bị sâu bệnh. Nhưng để cây Thanh Lan phát triển ổn định thì bạn cần chú ý đến những yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và cách bón phân tưới nước.
Ánh sáng và nhiệt độ
Thanh Lan là loài cây ưa sáng nhưng cũng có thể sống trong bóng được. Nên trồng cây ở những nơi có đầy đủ ánh sáng và thoáng khí, nhưng có phần râm mát. Không nên đặt cây ở nơi quá tối (khó quang hợp), cũng như có quá nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp (khô, cháy lá, xấu cây).
Để tăng khả năng quang hợp, bạn nên thực hiện công tác đưa cây ra ngoài sáng nếu trồng trong nhà (1 tuần/2 lần). Đưa ra ngoài vào khoảng sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất. Nếu không thể đem cây ra ngoài, bạn vẫn có thể thắp đèn led cho cây.
Cây cũng không chịu được nhiệt độ xung quanh quá cao. Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là từ 20-28 độ C, đây là nhiệt độ vô cùng hợp lý khi trồng cây ở Việt Nam. Vậy, bạn cần đặt cây trong không gian thoáng mát để tạo điều kiện cho chúng phát triển bình thường.
Tưới nước
Với những cây trồng trong nhà hoặc văn phòng thì chỉ cần tưới 4 ngày một lần. Và nếu trồng ngoài trời thì nên tưới 2 ngày một lần. Mỗi lần tưới nước cần khoảng 0,5-1 lít nước, cần chú ý vào điều kiện không khí khô hay ẩm để điều chỉnh.
Cây Thanh Lan không ưa nhiều nước, chỉ cần cung cấp và duy trì độ ẩm phù hợp cho chúng là được. Hãy để ý vùng đất dưới gốc cây nếu thấy khô thì nên tưới nước ngay lập tức. Không được để cho cây có hiện tượng khô hoặc chứa nhiều nước trong nhiều ngày.
Bón phân
Cây Thanh Lan thích hợp trồng chung với phân bón. Phân sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bổ sung vào những giai đoạn quan trọng giúp chúng phát triển tốt.
Bón phân thường xuyên, tốt nhất là theo chu kỳ mỗi tháng một lần. Bạn có thể sử dụng phân bón hóa học ( đầu trâu 501) để nạp các chất cần thiết cho cây.
Nếu là loại phân vô cơ, bạn có thể sử dụng loại cân bằng dạng hạt đem tưới cho cây.
Còn phân hữu cơ bạn tự làm bằng cách dùng vỏ trứng, rau củ, vỏ hoa quả bỏ đi, bã cafe. Đem tất cả trộn đều với một chút đất, sau đó cắt nhỏ rồi bón cho cây.
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên lau lá Thanh Lan, loại bỏ bụi bẩn. Việc này giúp cây dễ dàng quang hợp, trao đổi chất với hiệu quả tốt nhất. Đồng thời diệt một số vi khuẩn trong môi trường xung quanh.
Các bệnh thường gặp và cách chữa trị
Với những loài cây cảnh thì không thể tránh khỏi một vài bệnh trong quá trình sống. Với cây Thanh Lan là loại cây được cho là loài cây ít sâu bệnh. Nhưng vẫn có một số bệnh cần chú ý trong quá trình chăm sóc cây. Vì thế bạn cần nắm rõ các bệnh thường gặp cũng như cách chữa trị để cây phát triển tốt nhất.
Bệnh vàng lá, rụng lá
- Nguyên nhân: là do thiếu đi ánh sáng hoặc bị nhiễm sâu bệnh. Mặc dù là loài cây chịu bóng nhưng ánh sáng bị thiếu thì cũng không thể nào khiến cây sống tốt được.
- Cách khắc phục: đặt cây Thanh Lan ở những nơi có ánh sáng đầy đủ, thích hợp. Thường xuyên phơi nắng cho cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu cần thiết hãy thay luôn đất mới cho cây. Nếu vàng lá quá nặng thì nên sử dụng thuốc để chữa trị hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.
Cây bị mối, mọt đục thân
- Nguyên nhân: môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ. Dễ dàng sinh ra sâu bệnh đục thân làm hư cây từ bên trong.
- Cách chữa trị: phải dùng thuốc trị sâu bệnh. Cắt tận gốc những thân, cành bị sâu đục nhằm tránh lây lan ra các cành khác. Thường xuyên cung cấp dinh dưỡng để cây phục hồi những cành bị hư tổn.
Cây bị bệnh nhện đỏ
- Đây là bệnh thường gặp ở lá Thanh Lan. Nguyên nhân là do những con nhện nhỏ li ti có màu đỏ, bám dày dưới mặt lá. Chúng có thể làm lá suy yếu, khó trao đổi chất, sức khỏe cây giảm sút.
- Cách chữa trị: nếu thấy bệnh thì ngay lập tức lau chùi lá sạch sẽ, phun thuốc trừ sâu. Ngoài ra, cũng nên tưới nước, bón phân để cây tăng khả năng đề kháng, phát triển mạnh
Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến cây Thanh Lan. Mong rằng với chia sẻ này, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu cho mình một chậu cây Thanh Lan ưng ý. Để trang hoàng cho không gian gia đình cũng như mang lại nhiều may mắn và tài lộc.
Người viết: Thái Hậu