Từ lâu, cau tiểu trâm đã được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, chỉ trong những năm gần đây, cây được giới yêu cây cảnh yêu thích và dùng để trang trí cho không gian nội thất một cách rộng rãi. Bên cạnh khả năng lọc không khí rất tốt, loài cây này còn mang lại ý nghĩa tượng trưng cho sức sống cực kỳ mạnh mẽ. Bạn đã hiểu những gì về loài cây này? Hãy cùng plant.vn tìm hiểu rõ hơn về cau tiểu trâm tại bài viết này bạn nhé!
Giới thiệu chung về cau tiểu trâm
Tên khoa học của cau tiểu trâm là Chamaedorea elegans. Bên cạnh đó, cây còn biết đến với các tên gọi dân dã như dừa tụ thân hay cây cọ núi. Đây là loại cây lâu năm, thuộc họ nhà Cau (Arecaceae). Cây vốn có nguồn gốc từ Trung Mỹ, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Cũng vì điều kiện sống phù hợp, cây đã được du nhập về Việt Nam và được trồng phổ biến từ rất lâu.
Chậu cây cau tiểu trâm (Ảnh sưu tầm)
Đặc điểm chung của cau tiểu trâm
Cau tiểu trâm là loại cây bụi nhỏ, có thân nhỏ, có dáng hình nhìn như một cây dừa mini. Thân cây nhỏ, thấp, thường mọc thành bụi và có màu xanh sẫm, vươn thẳng. Trung bình, chiều cao của cây chỉ khoảng 15 – 30 cm. Ngoài ra, còn có loại cau tiểu trâm lớn hơn, cao trung bình 1.5 – 1.7m. Loại cây này khá phù hợp làm cây cảnh văn phòng, mang màu xanh cho không gian làm việc.
Cau tiểu trâm nhìn giống như chậu dừa mini (ảnh sưu tầm)
Lá cây được mọc trực tiếp từ thân cây. Mỗi lá cây đều sẽ có gân nổi ở giữa như những lá cau phiên bản nhỏ. Lá có hình dạng hình mác, thưa và mềm, giống lá cau. Chúng mọc thưa từ thân chính. Các bẹ lá và thân cau có màu vàng kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt, vừa sinh động đầy sức sống. Toàn thân cây toát lên vẻ đẹp cân đối, ngắm nhìn cây ta như được ngắm một cây dừa thu nhỏ rất duyên dáng.
Vị trí đặt cau tiểu trâm đẹp và hợp phong thủy
Cau tiểu trâm nên để ở ngoài cửa sổ hay cửa ra vào tại nhà sẽ bảo vệ ngôi nhà khỏi những điều xấu xa bên ngoài, mang lại cho ngôi nhà an toàn và may mắn hơn.
Hướng đặt cây hợp với phong thủy là hướng Đông Nam (thuộc hành Mộc) và hướng Bắc (thuộc hành Thủy). Nếu đặt cây ở hướng này sẽ hòa hợp, sinh tài lộc và may mắn cho gia chủ mệnh Mộc.
Tuy nhiên 2 hướng mà bị chiếu nắng thì nên cân nhắc đặt nơi ít ánh nắng chiếu đến. Bạn cần lưu ý nên tránh 2 hướng Tây và Tây Bắc vì đặt cây hướng này dễ dẫn đến điềm xấu và sẽ hút hết vận may của gia chủ.
Công dụng và ý nghĩa phong thủy của cau tiểu trâm
Công dụng
Cây cau tiểu trâm thường được trồng trong chậu sứ trắng, thủy tinh. Hình dáng cây trang nhã và sang trọng. Vì thế cây có tác dụng trang trí, trưng bày nơi hành lang, cầu thang, hoặc bàn làm việc, phòng khách, phòng họp.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cây cau tiểu trâm có chứa Chlorophyll. Đây là chất có khả năng hấp thu các loại tia điện tử có hại cho sức khỏe được phát ra từ điện thoại, máy tính, laptop và các thiết bị khác trong phòng làm việc.
Đặt cau tiểu trâm ở bàn làm việc (ảnh sưu tầm)
Mỗi ngày lá cây sẽ hút khí độc vào và thải ra khí oxy. Vì vậy khi để chậu cây cau tiểu trâm trên bàn làm việc sẽ giúp cơ thể chúng ta hô hấp tốt hơn. Đồng thời, cây còn giúp điều hòa không khí trong phòng làm việc, tăng màu xanh mát dễ chịu cho không gian.
Theo các nhà khoa học từ NASA, màu xanh của lá cây có thể tăng thêm 20% trí nhớ và sự tập trung. Từ đó góp phần nâng cao hiệu của công việc, giảm stress hiệu quả.
Nếu bị các bệnh về hô hấp, hãy thử đặt chậu cây cạnh bàn làm việc hoặc gần phòng ngủ. Sau đó bạn sẽ thấy tác dụng tuyệt vời của nó.
Ý nghĩa phong thủy
Ý nghĩa cau tiểu trâm được nhiều người biết đến nhất chính là mang lại may mắn, xua đuổi vận đen vào nhà và mang cho gia chủ nhiều tài lộc. Chính vì có ý nghĩa tốt nên người ta trồng cau tiểu trâm trong nhà như một loại cây phong thủy. Trong phong thủy, loại cây cảnh này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Những loại cây lá nhọn, thuôn dài như cau tiểu trâm hay cây dây nhện đều có cùng ý nghĩa,… Đó chính là có tác dụng ngăn chặn, xua đuổi tà khí. Đồng thời còn giúp mang lại sự thịnh vượng, may mắn và tài lộc cho chủ nhân.
Cau tiểu trâm (Ảnh sưu tầm)
Cây cau tiểu trâm chính còn tượng trưng cho ý chí vươn lên trong nghịch cảnh. Sở dĩ cau tiểu trâm có ý nghĩa này là vì nó có sức sống bền bỉ và khả năng chịu hạn tốt. Dù ở điều kiện khắc nghiệt nhưng chúng vẫn luôn xanh tốt. Bên cạnh đó, lá cau tiểu trâm mọc thẳng từ thân chính. Điều này cũng tượng trưng cho ý chí phấn đấu vươn lên của con người.
Cây cau tiểu trâm có ý nghĩa phong thủy tốt (Ảnh sưu tầm)
Chính vì những ý nghĩa trên, cây còn là quà tặng động viên tinh thần người thân, bạn bè. Bạn có thể tặng trong nhiều dịp như: thi cử, tân gia, lễ tết, sinh nhật, khai trương,…
Cau tiểu trâm hợp với mệnh nào?
Cau tiểu trâm còn được biết đến như có thể mang lại may mắn cho người trồng. Với dáng vẻ thanh cao, vươn thẳng lên bầu trời, cây tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ và khả năng phát tài, phát lộc của gia chủ. Lá cây sắc nhọn giúp người ta liên tưởng tới những mũi giáo có tính chiến đấu cao, nhạy bén và không chùn bước trước khó khăn, thử thách nào. Trong phong thủy, cây cau tiểu trâm hợp nhất với những người mệnh Mộc. Màu xanh mát của cau giúp kìm lại sự nóng tính của người mệnh Mộc. Vì thế cây được tin có thể giúp họ bình tĩnh hơn khi gặp những chuyện rắc rối.
Bên cạnh đó, cây cau tiểu trâm cũng rất hợp với những người mệnh Thủy.
Cau tiểu trâm được xem như bùa may mắn khi trồng (Ảnh sưu tầm)
Lưu ý: Nếu các bạn trồng cau tiểu trâm trong chậu đất thì cau tiểu trâm sẽ hợp với người mệnh mộc và mệnh hỏa. Nếu các bạn trồng cau tiểu trâm bằng phương pháp thủy sinh thì cây chỉ hợp với người mệnh mộc. Vì vậy khi chọn trồng các bạn nên lưu ý vấn đề này để có thể chọn được một cây phong thủy hợp với mình nhất nhé.
Cách trồng và chăm sóc cây cau tiểu trâm
Đất trồng
Cau tiểu trâm ưa đất thịt, nếu trồng chậu cần đất tơi xốp hơn để thoát nước tốt. Đất trồng tốt nhất cho cau tiểu trâm nên sử dụng: đất thịt + trấu hun + phân hữu cơ + xỉ than. Vì vậy bạn nên trồng ở đất thịt, đất tơi xốp, thoát nước tốt. Bạn có thể tạo hỗn hợp đất trồng bằng cách trộn đất thịt + trấu hun + phân hữu cơ + xỉ than. Ngoài ra, cau tiểu trâm còn có thể được trồng bằng phương pháp thủy sinh mà không cần đất.
Trồng cau tiểu trâm trong chậu (ảnh sưu tầm)
Nước
Bạn nên tưới 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới tầm 300-800 ml và tùy theo kích thước chậu. Nếu bạn kiểm tra đất ở bề mặt chậu và thấy đất khô thì nên dùng bình xịt tưới ướt đất. Nếu trồng thủy sinh thì nên giữ lượng nước cao không quá ½ chiều cao bộ rễ. Lưu ý nên thay nước cũng như loại bỏ phần rễ bị úng, hỏng mỗi tuần một lần.
Ánh sáng
Cây tiểu trâm sinh trưởng trong điều kiện bình thường. Cau tiểu trâm sống được ở nơi bóng râm và có khả năng chịu sáng cũng khá tốt. Mỗi tuần bạn nên mang cây đi phơi ngoài ánh sáng mặt trời tầm 2 tiếng là được. Vì thế mà cau tiểu trâm được lựa chọn làm cây cảnh nội thất. Nếu trồng trong phòng tối, hạn chế ánh sáng thì nên đem cây ra nắng khoảng 1,5 – 2 tiếng/ tuần vào buổi sáng từ 7 – 10 giờ tùy mùa.
Ánh sáng đặc biệt quan trọng với cách chăm sóc cau tiểu trâm. Do đặc điểm cây nhỏ, lá mỏng đúng như tên gọi “Tiểu trâm”. Nên canh thời gian phơi nắng, đừng để quá dâu dễ làm khô lá, cháy lá.
Nhiệt độ
Bạn cần đặt cây cau ở nơi mát bởi vì khả năng cây chịu nóng và lạnh khá kém. Vì cau tiểu trâm ưa mát, chịu nóng và lạnh kém, khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây từ 17-25 độ C. Nếu nhiệt độ nóng hay lạnh quá sẽ làm cây sinh trưởng kém, sắc lá không mượt.
Chậu cây cau tiểu trâm tươi tốt (Ảnh sưu tầm)
Độ ẩm
Cây cau tiểu trâm ưa ẩm trung bình, khoảng 60-80%.
Những lưu ý khi chăm sóc cau tiểu trâm
Tuy được xem là loài cây dễ trồng, nhưng cau tiểu trâm vẫn không tránh khỏi được một số sâu bệnh thông thường. Những ai lưu tâm tới cách chăm sóc cây Cau Tiểu Trâm hẳn không còn xa lạ với loài khắc tinh hay gặp nhất của cây, đó là nhện đỏ. Loài vật này rất ưa thích làm mạng trên các lá của loài cây này.
Thời gian đầu sẽ chỉ là các màng gây khó chịu và làm mất thẩm mỹ cho cây. Nếu ở trên cây càng lâu, loài nhện này sẽ làm hư cây. Vì vậy, bạn cần có sự chăm sóc kỹ hơn chậu cây của mình. Như vậy bạn có thể kịp thời xua đuổi loài vật gây hại này.
Chậu cau tiểu trâm (ảnh sưu tầm)
Là một loài cây mạnh mẽ và có sức sống bền bỉ, cây cau tiểu trâm hoàn toàn xứng đáng được bạn chọn làm cây cảnh phong thủy cho mình, hoặc có thể tặng cho người thân và bạn bè của mình.
Bài viết vừa giới thiệu đến bạn đôi nét về cây cau tiểu trâm. Nếu yêu thích cây, hãy thử rinh ngay một em về tay mình thôi nào. Cây vừa giúp trang trí không gian, vừa mang ý nghĩa trong phong thủy và giảm khí độc. Quả là một loại cây nội thất không thể thiếu đúng không nào?
Người viết: Tuyết Ngân