Bạn đã biết được bao nhiêu loại trầu bà? (P1)

trầu bà đế vương xanh

Khi nhắc đến cây phong thủy, nhiều người thường nghĩ ngay đến cây trầu bà. Bởi lẽ sự phổ biến của trầu bà tại nước ta là không thể phủ nhận được. Hôm nay, plant.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các loại cây trầu bà qua bài viết dưới đây.

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều loại cây trầu bà. Mỗi cây đều có nét đặc trưng riêng về màu sắc, hình dáng, kích thước và ý nghĩa. Cũng vì thế mà bạn có thể lựa chọn thoải mái theo ý thích của mình. Sau đây là những loại trầu bà phổ biến nhất:

Cây trầu bà đế vương xanh

Cây còn có tên gọi là đế vương xanh. Đây là loại cây có sức sống tốt, mặt lá bóng mềm, lá non màu xanh nhạt. Cây có hoa, cụm hoa dạng mo nhỏ bao quanh nhụy hoa, hoa nở thành cụm màu trắng. Lá của cây trầu bà đế vương xanh có màu vàng nhạt, khi già chuyển sang màu xanh sẫm, xanh tươi quanh năm.

 trầu bà đế vương xanh

Cây trầu bà đế vương xanh (ảnh sưu tầm)

Cây trầu bà đế vương xanh thường được chọn làm cây để bàn cũng như trang trí nội thất. Chúng giúp thể hiện sự quyền lực, may mắn. Từ đó giúp mọi việc trở nên thuận lợi, tài lộc, tốt cho công danh sự nghiệp. Ngoài ra chúng còn giúp hút bức xạ từ các thiết bị điện tử như: máy tính, điện thoại, tivi… Đồng thời còn có thể lọc các khí độc như formaldehyde, ammonia, khói thuốc và các chất dễ bay hơi.

Theo phong thủy, cây trầu bà đế vương xanh rất hợp với những người mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Với những gia chủ mang 2 mệnh này, cây sẽ giúp mọi việc may mắn, công danh như ý. Nếu trồng cây bằng phương pháp thủy sinh sẽ phát huy tối đa ý nghĩa của cây với mệnh Mộc.

trầu bà đế vương xanh thủy sinh

Trồng trầu bà đế vương xanh bằng phương pháp thủy sinh (ảnh sưu tầm)

Mẹo: Những người có mệnh Hỏa nên trồng kết hợp với chậu trồng màu đỏ, hồng, vàng, cam, tím, xanh lá… Những người có mệnh Mộc nên trồng cây với chậu có màu xanh nước biển, đen, xanh đen, xanh lá, xanh lam, tím …

Cây trầu bà đế vương vàng

Là họ cây trầu bà nên chúng có đặc điểm sinh lý giống nhau. Đế vương vàng thuộc thân thảo, nhiều rễ, có thân leo. Lá cây có mùi hương đặc trưng. Do bản lá to, mềm, dáng đẹp nên còn được sử dụng trong nghệ thuật cắm hoa. Cây có chiều cao từ 0,3 – 1,5m nên thích hợp để lựa chọn làm cây để bàn, trang trí nội thất.

Cây trầu bà đế vương vàng được khoa học chứng minh có tác dụng lọc khí rất tốt. Chúng giúp hấp thu lượng khí thải độc hại, giảm thiểu sự ô nhiễm ozon cho môi trường xung quanh. 

trầu bà

Chậu trầu bà đế vương vàng (Ảnh sưu tầm)

Chậu cây trầu bà đế vương vàng thường được dùng đặt ở bàn làm việc hoặc trong văn phòng. Cây giúp tạo sự thư thái và khích lệ tinh thần nỗ lực làm việc. Bên cạnh đó, gia chủ còn được tận hưởng không khí trong lành từ một chiếc máy lọc không khí tự nhiên. Chậu trầu bà đế vương còn thích hợp để trang trí ở bàn tiếp khách, lễ tân, quầy thu ngân, hoặc trong phòng ngủ bên cạnh cửa sổ, phòng sinh hoạt gia đình…

Về mặt phong thủy, trầu bà đế vương vàng mang lại nhiều may mắn, tài lộc và luồng sinh khí tốt. Chúng có sức sống tốt, ít bị bệnh hay nấm hại, lá cây xanh tốt lâu nên có thể đẹp trong thời gian khá dài. Cây đặc biệt hợp với người mệnh Mộc và mệnh Thổ.

Cây trầu bà đế vương đỏ

Trầu bà đế vương đỏ cũng gần giống như 2 loại trầu bà trên. Điểm khác biệt để phân biệt giữa chúng đó chính là màu sắc lá. Lá cây có màu đỏ từ khi cây nhỏ đến khi cây lớn. Lá non sẽ có màu đỏ tía nhưng khi lá già chuyển sau màu tía, cuống cây có màu đỏ thẫm.

trầu bà

Trầu bà đế vương đỏ (Nguồn: Báo Khoa học và Phát triển)

Với vẻ đẹp sang trọng của mình, đế vương đỏ trong phong thủy thể hiện tinh thần đế vương, quyền uy. Chính vì thế, cây cực kỳ thích hợp cho những người quản lý, lãnh đạo trồng để trang trí. Chậu cây thường được dùng đặt ở bàn làm việc hoặc trong văn phòng tạo sự thư thái và khích lệ tinh thần nỗ lực làm việc của mọi người. Ngoài ra, cây cũng thường được dùng làm quà tặng trong những dịp đặc biệt như tân gia, khánh thành, khai trương,…

Cây trầu bà leo cột (Vạn niên thanh)

Cây trầu bà leo cột hay còn gọi là cây vạn niên thanh. Ngoài ra cây còn có những tên gọi khác như trầu bà hoàng kim, hoàng tâm diệp… Trầu bà leo cột thuộc họ trầu bà, có nhiều rễ. Đặc điểm nổi bật của loại này là giữa chậu có cắm cọc để cây leo lớn lên. Lá mọc dọc theo thân, to, thuôn dài ở đỉnh, gốc lá hình tim, lá có màu xanh đều.

Vì cây có kích thước lớn nên hay được sử dụng trang trí ở các không gian rộng như đại sảnh, ban công,… Và thường được đặt ở các cột nhà để cây trầu bà leo cột tạo ra một không gian gần gũi với thiên nhiên hơn.

 

trầu bà leo cộtTrầu bà leo cột (ảnh sưu tầm)

Vạn niên thanh có thể sống rất tốt kể cả ở môi trường khắc nghiệt nhất. Vì thế nên cây còn là biểu tượng của những người có sức sống mạnh mẽ, sự dẻo dai và khả năng tự điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại.

Đồng thời khi cây trầu bà leo cột cũng giống như sự thăng tiến trong công việc. Để từ đó mang lại tiền tài và sự thịnh vượng cho gia tộc của mình, người ta quan niệm cây thể hiện ý chí vươn lên không ngừng của người trồng. Cũng vì thế mà trong phong thủy tượng trưng cho sự mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, những chiếc lá to bóng mọc đều quanh thân với ý nghĩa mang đến may mắn, sung túc và bình an cho gia chủ. Người ta thường dùng trầu bà leo cột làm quà tặng trong dịp khai trương, khánh thành, tân gia, sinh nhật, mừng thọ.

trầu bà leo cột

Trang trí nội thất bằng trầu bà leo cột (ảnh sưu tầm)

Tùy vào màu sắc của lá cây mà ta xác định cây hợp với mệnh gì. Cây trầu bà leo cột thường có lá màu xanh bóng mượt, là màu bản mệnh của hành Mộc. Do đó, cây này khá thích hợp dành cho người mệnh Mộc và Hỏa (Mộc sinh Hỏa).

Những người mệnh Mộc có tính cách phóng khoáng rộng lượng, còn người mệnh Hỏa thì tràn đầy năng lượng nhiệt huyết. Mệnh Mộc gặp Trầu Bà leo cột sẽ giúp họ kiên định và an nhiên hơn. Mệnh Hỏa trồng cây Trầu Bà leo cột như tiếp thêm sức mạnh để thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta cũng bắt gặp trường hợp cây trầu bà leo cột thuộc loại trầu bà vàng hoặc trầu bà cẩm thạch, có lá với những sọc vàng trắng. Khi ấy, cây sẽ hợp với người mệnh Thổ và Kim hơn. Mệnh Thổ hơi cứng nhắc, trồng trầu bà để giúp cho đường vận cuộc đời uyển chuyển, êm xuôi hơn. Người mệnh Kim khi trồng cây cẩm thạch sẽ nhận được nhiều may mắn, vạn phúc.

Cây trầu bà chân vịt

Cây trầu bà chân vịt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác. Được biết đến nhiều nhất là cây trầu bà tay phật, trầu bà thanh xuân…

trầu bà chân vịt

Trầu bà chân vịt (ảnh sưu tầm)

Loại cây này sở hữu nét đẹp riêng biệt bởi lá cây hình răng cưa và xẻ sâu. Ngoài công dụng chính là làm nguyên liệu cắm hoa, cây còn được dùng để trang trí nội thất.

Thân cây mọng nước, mang ý nghĩa của sự tươi mát và dồi dào. Cây có tán lá sum suê thể hiện sự thịnh vượng về tài chính. Đặc biệt, vì là cây lành tính, nên trầu bà chân vịt không kiêng kỵ với con giáp nào cả.

Theo phong thủy màu xanh thẫm của lá trầu bà chân vịt hợp với người mệnh Mộc và mệnh Thủy. Người mệnh Mộc thường có nguồn năng lượng dồi dào, đầy sức sống, bản tính ôn hòa, điềm tĩnh, khiêm nhường. Còn người mệnh Thủy rất khéo trong giao tiếp, có tài ngoại giao, lãnh đạo. Vì thế hai mệnh này nếu trồng cây trầu bà thanh xuân sẽ thăng tiến nhanh trong công việc, gặp may mắn trong cuộc sống.

Tham khảo rõ hơn về cây trầu bà chân vịt tại đây.

 

Bài viết đã chia sẻ đến bạn 5 loại cây trầu bà phổ biến ở nước ta. Liệu có còn loại trầu bà nào nữa hay không? Hãy cùng theo dõi thêm phần 2 của bài viết tại link phía dưới để tìm hiểu thêm bạn nhé!

Bạn đã biết được bao nhiêu loại trầu bà? (P2)

 

Người viết: Tuyết Ngân

 

Leave a Reply

error: Content is protected !!