Cây Cẩm Nhung là loại cây xinh đẹp, nhỏ bé nhưng mang một ý nghĩa phong thủy to lớn. Cây mang lại sự may mắn và suôn sẻ cho người sở hữu. Chính vì thế mà nhiều người rất ưa chuộng loại cây này. Nhưng không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc cây luôn tươi tốt. Hãy cùng plant.vn tìm hiểu ngay nhé!
Khái quát về cây Cẩm Nhung
Cây Cẩm Nhung có danh pháp khoa học là Fittonia Argyroneura, thuộc họ Acanthaceae. Lần đầu người ta tìm thấy Cẩm Nhung là ở những khu rừng đầm lầy ẩm ướt Nam Mỹ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây sau này. Vốn bắt nguồn từ nơi khí hậu ẩm ướt nên cây Cẩm Nhung ưa bóng, thích mát mẻ.
Đặc điểm
Cây có hình thái nhỏ nhắn, thân mềm, mảnh mai trên thân có nhiều đốt do lá để lại. Thân phát triển nhanh chóng thành nhiều nhánh, chủ yếu là thân bò. Lá của cây Cẩm Nhung thuộc loại lá kép, trên mặt lá có phấn trắng. Lá mọc đối diện nhau nhỏ nhưng khá dày dặn, phiến lá nhẵn, mép nguyên. Trên mặt lá có những đốm xanh trắng hay đỏ trắng đan xen với nhau. Nhìn rất ấn tượng và đẹp mắt. Chính bởi đặc điểm riêng của lá mà chúng được chia ra làm 2 loại riêng biệt. Đó là cây Cẩm Nhung xanh và cây Cẩm Nhung đỏ. Hoa Cẩm Nhung có nhiều màu sắc khác nhau, chúng mọc ra ở nách lá. Hoa có dạng hoa đơn cũng có khi mọc thành từng chùm với nhiều bông khác nhau.
Tác dụng của cây Cẩm Nhung
Dùng để làm cảnh
Với màu sắc bắt mắt, hình dáng đẹp, cây Cẩm Nhung được nhiều người ưa chuộng để làm cây nội thất trong nhà. Chúng có tác dụng trang trí cảnh quan rất tốt. Bạn có thể đặt chúng cạnh lối đi, trang trí ban công hay trang trí trên kệ tivi, bàn ăn cũng rất đẹp.
Giúp con người giảm stress
Cây Cẩm Nhung mang đến cảm giác bình lặng, thư thái. Trong cuộc sống xô bồ, chỉ 1 chậu cây nhỏ trên bàn làm việc cũng sẽ đem lại cảm giác thư thái và tĩnh lặng.
Cuộc sống với những bộn bề lo toan, áp lực công việc, áp lực cuộc sống. Con người sẽ cảm thấy yếu đuối và vô cùng căng thẳng. Đặc biệt là dân văn phòng, sau những giờ làm việc mệt nhọc, điều ai cũng muốn chính là tìm về ngôi nhà của mình để nghỉ ngơi, thư giãn. Sắc xanh của Cẩm Nhung sẽ giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, mang đến cho gia chủ nhiều may mắn và niềm vui.
Dùng để làm quà tặng
Mọi người thường tặng Cẩm Nhung như một lời chúc tâm trạng luôn tốt đẹp. Tốt nhất cho những dịp như tân gia, thăng chức hay lễ tết… Cẩm Nhung mang ý nghĩa rằng bạn sẽ gặp may mắn trên con đường thăng tiến về công danh, sự nghiệp.
Với ý nghĩa phong thủy đem lại vận khí tốt, sức kiên trì bền bỉ nên cây thực sự là món quà ý nghĩa dành tặng cho nhau.
Cây Cẩm Nhung có dễ sống không?
– Cẩm Nhung là cây thân bò, rễ cây mọc thành chùm. Tùy theo màu sắc của lá cây mà thân cây có thể có màu xanh hay đỏ. Cây nhỏ nên lá cây cũng vừa phải, đường kính khoảng 0,5 – 1,5 cm tùy thuộc vào độ tuổi phát triển. Nhìn chung cây lớn khá nhanh tầm khoảng 2-3 năm chăm sóc bạn đã có được một bầu cây tròn to rồi.
– Cây Cẩm Nhung có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc không thì nhân giống cũng rất đơn giản. Chỉ cần lấy một nhánh nhỏ bị gãy hoặc ngắt lấy một chiếc lá xanh trên thân cây xuống và trồng vào chậu nhỏ. Chăm chỉ chăm sóc và tưới tiêu thì sau một tháng bạn sẽ thấy một điều thú vị.
– Từ chiếc lá nhỏ ban đầu những chiếc rễ con đã mọc ra và dần dần nhánh lá lớn thành một cây Cẩm Nhung con. Xanh tươi khỏe mạnh y hệt cây mẹ.
Cách trồng cây Cẩm Nhung
Cây Cẩm Nhung không chỉ giúp thanh lọc không khí, đem đến cho bạn không gian tươi xanh, thoải mái mà còn đem đến sự may mắn, tài lộc dành cho người trồng. Chính vì thế, mà loại cây phong thủy này được ưa chuộng rất nhiều trong nhà, văn phòng, nơi làm việc,… Tuy nhiên, bạn đã biết cách trồng cây hoa Cẩm Nhung chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay dưới đây nhé.
Khi trồng cây Cẩm Nhung cần đảm bảo đất trồng cây đạt tiêu chuẩn cao nhất. Hãy chọn đất có đủ dinh dưỡng, độ ẩm cao. Đó có thể là đất thịt được trộn mùn than, mùn lá, phân vi sinh… Sẽ giúp cây phát triển tốt nhất. Ngoài ra thì những loại đất cũng cần có độ thoát nước tốt để đảm bảo cây không ngập úng.
Thường người ta sẽ trồng cây Cẩm Nhung bằng hạt hay bằng ngọn cây. Mỗi phương pháp nhân giống sẽ mang lại những ưu điểm riêng.
Nhân giống cây Cẩm Nhung bằng hạt
Khi lựa chọn hạt thì nên chọn hạt được tạo ra từ những cây cho hoa đẹp. Sau khi cây ra hoa, cho quả và tạo hạt già lúc này ta sẽ thu hoạch hạt làm giống. Vào đầu mùa mưa là thời điểm thích hợp nhất để gieo hạt, thời điểm này đất ẩm, khí hậu mát mẻ sẽ là điều kiện sống lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển. Chuẩn bị lớp đất trước sau đó rắc hạt lên trên, để tăng độ nảy mầm cao nhất thì bạn có thể ngâm trước hạt trong nước ấm 1 khoảng thời gian nhất định. Sau khi gieo hạt xuống đất, phủ 1 lớp cát mỏng và giữ đất ẩm giúp cây nảy mầm nhanh chóng hơn.
Sau khoảng 2-3 tuần cây sẽ nảy mầm, hãy để cây sinh trưởng tự nhiên trong chậu khoảng 1 tháng mới chuyển sang chậu mới hay đem trồng ở những nơi khác.
Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Bước 1: Cắt thân cây để giâm cành
Các bạn lấy cây Cẩm Nhung đã chuẩn bị ở trên và cắt thân cây để giâm cành. Thân cây cắt ra yêu cầu dài khoảng 6 – 10 cm. Trên mỗi đoạn thân có ít nhất 3 mắt lá để cây ra rễ tốt nhất. Phần ngọn cây khá non nên các bạn hãy cắt dài hơn bình thường một chút thì càng tốt. Phần sát gốc các bạn nên gốc còn khoảng 2 – 3 mắt lá chứ không nên cắt sát đất vì các mắt lá này sẽ lại đâm mầm để thành cây mới.
Bước 2: Ngâm trong thuốc kích thích ra rễ
Sau khi đã cắt thân xong, các bạn pha thuốc kích thích ra rễ theo đúng liều lượng và ngâm thân cây vừa cắt vào dung dịch đó trong 30 phút. Sau khi ngâm xong vớt phần thân ra để ráo nước.
Bước 3: Giâm cành vào trong chậu đất
Cho đất vào chậu cây vừa chuẩn bị ở trên để chuẩn bị giâm cành. Lấy các đoạn thân trồng vào trong chậu đất. Sao cho có ít nhất 2 mắt lá chìm bên dưới mặt đất. Nếu đoạn thân dài thì bạn có thể trồng một nửa thân ở dưới đất. Và một nửa thân kia trên mặt đất. Sau khi trồng xong dùng tay ấn nhẹ đất xung quanh thân. Điều này để thân cây cố định không bị nghiêng, đổ.
Bước 4: Tưới nước giữ ẩm cho cây
Tưới nước giữ ẩm cho cây, không cần tưới quá nhiều nước mà chỉ tưới cho đất đủ ẩm là được. Nếu thấy đất gần khô thì bạn nên tưới thêm để kích thích cây ra rễ mới.
Bước 5: Dùng túi nilon trùm lên trên chậu ươm
Dùng túi nilon đã chuẩn bị ở trên trùm lên chậu ươm để giữ ẩm tốt hơn cho chậu cây. Nếu bạn có thời gian chăm cây thường xuyên thì có thể không cần dùng tùi nilon mà chỉ cần tưới ẩm đều đặn cho cây cũng được. Đây là lý do ở trên có ghi chuẩn bị túi nilon nhưng nếu không có cũng không sao.
Cách chăm sóc Cẩm Nhung
Mặc dù là loại cây cảnh để bàn dễ chăm sóc. Nhưng khi chăm sóc cây Cẩm Nhung ở nhà thì bạn cũng nên lưu ý một vài điều sau đây:
Nhiệt độ: từ 18 – 25 độ C được cho là dải nhiệt độ thích hợp nhất cho cây. Khi trồng hãy chú ý đến giải nhiệt độ này. Nếu bạn muốn cây phát triển khỏe mạnh, cho hoa đẹp nhất. Vào ban đêm, nên giữ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhất. Nếu có điều kiện không nên để cây trong điều kiện quá kín vào ban đêm. Nên mang chúng ra đặt ngoài trời cũng là một giải pháp nhé.
Đất trồng: khi trồng, nên chú ý đến đất, đây là môi trường quan trọng nhất để cây tồn tại, cần chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, hãy chọn loại đất như đất thịt, rêu, đất bùn có chứa thêm phân hữu cơ… những loại đất này có ưu điểm là thoáng khí, cung cấp độ ẩm vừa phải và thoát nước nhanh nên cây sinh trưởng tốt. Phía trên đất đặt thêm một lượt đá để hạn chế tình trạng bay hơi của nước.
Ánh sáng: Cây không quá khó chăm sóc và cũng không cần quá nhiều ánh sáng nên vào thời điểm nắng gắt thì lời khuyên là bạn nên mang cây Cẩm Nhung vào trong nhà hoặc đặt chúng dưới mái che, có phơi nắng thì chọn vào xế chiều hoặc sáng sớm.
Độ ẩm, nước tưới: Hàng ngày nên tưới nước cho cây nhưng không phải như cách tưới thông thường mà sử dụng bình xịt phun sương để tưới, vừa đảm bảo lượng nước không quá nhiều một lúc lại khiến cả lá, thân, rễ đều hấp thụ được nước.
Phân bón: Định kỳ mỗi tháng nên bón phân cho cây 1 lần, tùy vào số lượng cây mà bón với lượng thích hợp nhất, có thể trộn thêm phân kích tăng trưởng, kích thích cây ra rễ, hoa, …
Cắt tỉa: Việc cắt bỏ những lá xấu, lá héo là chuyện hết sức bình thường đối với người trồng cây. Do Cẩm Nhung liên tục ra lá non kể cả phần ngọn lẫn phần thân của cây, nên bạn hãy thẳng tay cắt bỏ những lá xấu hay lá héo đi vì yên tâm chỉ sau một thời gian ngắn, cây của bạn sẽ ra lá xum xuê phủ kín chậu.
Ngoài ra, việc cắt tỉa bớt lá cũng giúp cây của bạn trông gọn gàng và đẹp hơn. Còn nữa, nếu cây ra hoa, bạn có thể cắt bỏ hoa trước khi nở để giữ phần lá được xanh tốt, và vì hoa của nó cũng không được đẹp cho lắm.
Trên đây là cách trồng và chăm sóc Cẩm Nhung cực đơn giản tại nhà. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn có thể tự tay trồng lấy cho riêng mình một chậu hoa thật đẹp. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết được những thông tin thật bổ ích.
Người viết: Thái Hậu