Hiện nay có rất nhiều người chơi cây cảnh vì ý nghĩa phong thủy của nó. Nhưng giữa hàng trăm loại cây cảnh mang nhiều ý nghĩa khác nhau thì nên chọn loại nào bây giờ? Thì Lộc Vừng là một gợi ý cho bạn nên lựa chọn. Vì nó mang những ý nghĩa phong thủy vô cùng sâu xa và cách chăm sóc cũng rất đơn giản. Hãy cùng plant.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cây Lộc Vừng là gì?
Lộc Vừng còn gọi là chiếc hay Lộc Mưng là một loài thuộc chi Lộc Vừng. Là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc. Từ Afghanistan đến Philippin và Queensland. Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo.
Cây Lộc Vừng có ý nghĩa mang đến sự may mắn về tài lộc cho gia chủ. Do vậy, nhiều người sử dụng loại cây này để làm quà biếu tặng. Lộc vừng có hoa nhỏ màu đỏ rất mềm mại và thơ mộng. Với đặc tính này, Lộc Vừng được người xưa gắn liền với ngụ ý Lộc ứng, phát Lộc dồi dào.
Phân bố và thu hái Lộc Vừng
Cây có nhiều ở một số nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Myanmar… Ở nước ta, cây cũng được trồng hoặc mọc hoang khá phổ biến ở khắp nơi. Ở các khu rừng thưa, bờ bãi, chỗ mát ở đồng bằng và trung du. Thường thấy mọc ven bờ ao, hồ nước ngọt và nước lạ.
Cây nở hoa vào tháng 7, quả vào tháng 9. Thân cây được thu hái quanh năm, thái phiến, phơi khô. Quả thì thường dùng tươi.
Đặc điểm cây Lộc Vừng
Cây Lộc Vừng thuộc cây thân gỗ, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,5-5m, nhiều cành nhánh, tán rộng.
Ở nước ta, Lộc Vừng được phân ra loại lá dài, lá tròn hoặc phân theo màu hoa. Hoa đỏ, hoa vàng, hoa trắng. Phổ biến nhất là loại lá dài, hoa đỏ nhưng loại lá tròn thì hoa sớm và bền hơn.
Lá Lộc Vừng khi còn non mới nhú có màu đỏ tía, màu của lộc non. Khi lớn chuyển màu xanh mượt, đậm màu, mặt trên đậm hơn dưới. Lá Lộc Vừng hình bầu dục ,thuôn dài, nhọn dần về phía cuống. Mép lá có răng cưa mềm mại, cuống ngắn, gân nổi rõ. Khi lá rụng để lại vết sẹo hình lưỡi liềm. Lộc Vừng có những bông hoa nhỏ xinh kết thành chuỗi dài 6-20cm. Hoa Lộc Vừng có màu trắng, đỏ, vàng, khi nở hương hoa thoang thoảng với hình dáng mềm mại. Chúng vừa thướt tha, vừa tạo vẻ đẹp quyến rũ, nổi bật cho cây. Quả Lộc Vừng màu nâu, hình cầu, vỏ ngoài cứng, ít hạt và chìm trong thịt. Hoa Lộc Vừng thường rộ vào tháng 3, kéo dài đến tháng 8.
Điểm đặc biệt
- Cây Lộc Vừng nằm trong những loại cây cảnh quý “ sanh, sung, tùng, lộc”. Trong đó thì Lộc chính là Lộc Vừng chúng có nhiều đặc điểm hấp dẫn lòng người.
- Cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, người ta có thể nhân giống cây này bằng cách gieo hạt. Hay có thể giâm cành hoặc chiết cành để cây mọc nhanh và phát triển nhanh hơn.
- Là cây thân gỗ, thân cây có hình dáng xù xì, vỏ cây có màu xám. Lá cây màu xanh mượt mà, thuôn hai đầu với mép lá có hình răng cưa.
- Hoa của cây Lộc Vừng có màu đỏ hoặc hồng, dài thõng xuống đất, hoa tươi lâu. Có mùi thơm quyến rũ, khi cả cây nở rực hoa trông dáng vẻ thướt tha, mềm mại nhất.
- Cây Lộc Vừng cảnh có nhiều dáng vẻ khác nhau khi được uốn nắn và bị hạn chế về chiều cao. Chúng được trồng trong chậu, thường đặt trước cửa nhà, sân nhà….
Ý nghĩa cây Lộc Vừng
- Cây Lộc Vừng có nhiều ý nghĩa khác nhau, chúng được nhiều người ưa thích, được trồng trong nhà. Với ý nghĩa mà chúng mang lại cho gia chủ sẽ giúp ích rất nhiều trong đời sống của chúng ta.
- Ý nghĩa cây đem lại sự may mắn tài lộc về cho gia chủ, nên chúng thường được sử dụng thành những món quà để biếu tặng cho nhau.
- Hoa của cây có màu đỏ tượng trưng cho chuyện vui trong nhà, khi hoa nở thì báo hiệu sắp cho chuyện hỉ diễn ra trong nhà.
- Ngoài ra ý nghĩa cây Lộc Vừng tượng trưng cho sự bình dị, phát triển kinh tế.
- Khi trồng loại cây này trong nhà sẽ làm cho ta cảm gia bình yên, thu hút được tiền tài danh vọng, luôn đem sự an toàn được chú trọng hàng đầu.
- Theo như ông cha ta ngày xưa khi phân tích ý nghĩa cây Lộc Vừng thì với lộc trong từ “phát lộc”, vừng có nghĩa là nhỏ nhặt nhưng nhiều, hoa cây có màu đỏ mang nghĩa thịnh vượng. Chính những điều này đưa đến nhiều ý nghĩa khác nhau cho cây lộc.
- Trong phong thủy, được phỏng theo câu chuyện Alibaba và 40 tên cướp với câu thần chú kì diệu là “ vừng ơi mở cửa” lúc này đây một kho tàng kho báu hiện ra trước mắt Alibaba. Cũng vì câu chuyện này cây mang ý nghĩa thu hút tiền tài, năng lượng về cho gia đình mình.
Nằm trong bộ tứ quý Sanh – Sung – Tùng – Lộc, cây Lộc Vừng đẹp từ thân cành, dáng thế đến sắc hoa. Lộc Vừng còn mang ý nghĩa sung túc, may mắn, bình an, thịnh vượng.
Cách trồng cây Lộc Vừng
Là một loài cây có nguồn gốc nhiệt đới với khả năng chịu tốt với nhiều điều kiện khác nhau. Cũng như khí hậu nắng nóng, chịu hạn và chịu mặn tốt… Cây Lộc Vừng rất dễ trồng và chăm sóc đơn giản.
Đây là loài cây cảnh rất thích hợp với khí hậu Việt Nam. Chính vì thế mà chúng được trồng phổ biến ở khắp vùng từ Bắc đến Nam.
Dưới đây là một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây Lộc Vừng:
1. Đất trồng
Cây Lộc Vừng không quá kén đất, bạn có thể sử dụng đất tại vườn bổ sung thêm dinh dưỡng. Như phân hữu cơ, phân ủ, phân chuồng hoai mục hoặc tro trấu, mụn dừa. Chỉ cần đảm bảo đất có độ tơi xốp và thoát nước tốt.
2. Nhân giống
Bạn có thể nhân giống cây bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành. Tuy nhiên, cây Lộc Vừng cảnh thường được đào trực tiếp từ thiên nhiên nơi chúng mọc hoang về trồng.
Vì đặc tính cây lâu năm, nên phát triển rất chậm. Vậy nên trồng bằng cách gieo hạn sẽ mất rất nhiều thời gian để cây ra dáng và cho hoa. Vì thế, nếu muốn tiết kiệm thời gian thì plant.vn khuyên bạn tìm mua cây giống từ các vườn cây. Hoặc sử dụng cách chiết cành từ cây mẹ.
Kỹ thuật chiết cành: chọn cành khỏe, lá nhiều và không có dấu hiệu sâu bệnh. Tiến hành khoanh vỏ và tạo bầu đất, có thể kết hợp thêm thuốc kích rễ. Khi cành ra rễ thì cắt và trồng vào đất đã chuẩn bị trước. Phải luôn chăm chút tưới nước đầy đủ, thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.
3. Chọn chậu cho cây
Loại chậu thích hợp để trồng Lộc Vừng là chậu đất nung, chậu sành, phổ biến là chậu xi măng. Chọn kích thước chậu sao cho phù hợp hài hòa với kích thước cây. Chậu trồng cũng cần có lỗ thoát nước tránh việc ngập úng vào mùa mưa gây thối rễ cây.
4. Kỹ thuật trồng Lộc Vừng
Đổ một lớp đất trồng đã chuẩn bị từ trước khoảng ⅓ chậu. Đặt cây vào giữa chậu, đổ phần đất còn lại vào và ém chặt đất để cố định cây. Sau khi trồng xong cần tưới nước giữ ẩm.
Cần cung cấp nước thường xuyên nhưng với lượng nước vừa đủ để giữ ẩm. Để cây mau ra rễ khi trong giai đoạn mới trồng cây. Khi cây khỏe ra chồi non lá non thì chứng tỏ bộ rễ cây đã khỏe mạnh. Lúc đó, bạn có thể giảm bớt số lần tưới.
Cách chăm sóc cây Lộc Vừng
-
Tưới nước
Mỗi ngày bạn nên tưới nước cho cây 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Dĩ nhiên, lượng nước tưới chỉ cần đủ để làm ẩm đất.
Nếu thời tiết nắng quá gắt bạn có thể tưới nhiều hơn và ngược lại. Những khi trời mưa nhiều thì không cần tưới và chú ý khả năng thoát nước của chậu. Đừng để chậu ngập nước, tránh chậu bị đọng nước gây thối rễ, chết cây.
-
Ánh sáng
Lộc Vừng là loài cây ưa nắng, bạn nên trồng ở những nơi thoáng đãng, có nhiều ánh sáng, đảm bảo cây nhận được ít nhất 6h sáng mỗi ngày.
Nhưng đối với cây còn mới trồng thì cố gắng che chắn khi nắng gắt, khi cây đã trưởng thành thì chúng có thể chịu được nắng gắt buổi trưa.
-
Cắt tỉa cây
Nếu trồng theo phong cách bonsai thì việc cắt tỉa thường xuyên là rất cần thiết. Để tạo dáng cho cây theo mong muốn. Bên cạnh đó bạn cũng cần loại bỏ các cành lá hư hại và các hoa đã tàn. Việc đó để cây tập trung chất dinh dưỡng cho các cành lá khác.
-
Nhu cầu phân bón
Cây Lộc Vừng không cần bón phân quá thường xuyên. Bạn chỉ cần bổ xung một lượng phân bón hữu cơ, phân chuồng. Vậy nên việc bón phân cần phải định kỳ 3 tháng một lần. Khi bón nhớ rải đều phân ra xung quanh, không tập trung vào gốc.
Vào những thời kỳ cây ra hoa bạn cũng nên bón một ít phân NPK để kích thích sự ra hoa. Nếu trồng trong chậu, cứ 2 – 3 năm bạn nên thay đất 1 lần để làm mới dinh dưỡng. Và để tạo môi trường sống mới cho cây.
-
Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra cây để loại trừ sâu hại. Nếu nhận thấy cây bị rầy hoặc nấm thì cần mua thuốc về phun. Cắt tỉa các cành lá khô héo thường xuyên cũng là cách tốt để phòng bệnh gây hại cho cây.
Tác dụng của hoa Lộc Vừng đối với sức khỏe
Ngoài việc sử dụng như một cây cảnh, cây cho hoa thì Lộc Vừng còn là bài thuốc chữa bệnh. Được sử dụng hàng năm qua ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Ở Malaysia, vỏ cây được dùng để đắp vào vết loét, vỏ, lá và rễ để đắp vào vết ngứa.
Ở Philippines, vỏ cây dưới dạng thuốc sắc. Dùng làm thuốc chữa dạ dày và được sử dụng trị các vết thương ngoài da.
Ở miền Trung, vỏ cạo lấy nước cốt dùng để uống hàng ngày chữa viêm phổi, tiêu chảy, hen suyễn.
Ở Đông Dương, vỏ cây được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, rong kinh, dùng để bôi lên vết loét. Chất lỏng thu được bằng cách giã gỗ trong nước được coi là cầm máu và chữa rong kinh.
Ở Thái Lan, rễ được dùng làm thuốc nhuận tràng, lá. Được sử dụng để chữa lành vết thương và chống tiêu chảy. Lá cây Lộc Vừng còn được sử dụng như một loại rau xanh.
Giá thành của cây Lộc Vừng
Hiện nay, cây Lộc Vừng có giá giao động khác nhau, tùy vào mức độ to nhỏ mà tính tiền. Và trên thị trường có nhiều nơi bán Lộc Vừng và mỗi nơi sẽ để giá khác nhau. Cây có chiều cao từ 2 đến 3 mét, đường kính gốc 8 đến 10 mét thì khoảng 1 triệu. Vậy nên các bạn có thể tham khảo giá trên web và ra trực tiếp ngoài để xem nhé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin và cách chăm sóc cây Lộc Vừng. Hy vọng plant.vn đã mang đến bài viết này, sẽ có ích đối với bạn. Chúc các bạn thành công, và có thể tự tay chăm sóc cây cảnh ở nhà của mình nhé!