Cây Duối cảnh có sức sống vô cùng mãnh liệt và có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt vô cùng tốt. Giống cây này rất ít khi bị sâu bệnh và có không mối mọt nên có tuổi thọ cực cao. Cây được người dân nước ta ưa chuộng để trồng trong nhà vườn bởi vô vàn tác dụng đối với đời sống và sức khỏe. Đây cũng là loại cây cảnh được mệnh danh là “Vua của các loài cây”. Hãy cùng plant.vn khám phá thêm về giống cây này thông qua bài viết sau đây nhé!
Cây Duối là cây gì? Nguồn gốc, đặc điểm
Cây Duối có tên khoa học là Streblus asper, dân gian hay gọi là cây Duối dai, cây Duối nhám. Cây Duối là loài cây vô cùng phổ biến và được nhiều người yêu thích. Có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, lào và Việt Nam. Ngoài ra, chúng cũng xuất hiện nhiều tại khu vực miền nam Ấn Độ.
Cây Duối là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 4 đến 7m. Cá biệt có nhiều cây có thể cao từ 8 đến 10m, nếu được chăm sóc tốt. Cây chuối có tán lá rậm rạp, nhiều lá và cành. Lá cây có dạng hình trứng, phía mép có răng cưa, phần mặt trên của lá khá thô ráp. Chiều dài lá trung bình từ 4 đến 8cm rộng từ 2 đến 4cm.
Cây Duối có khả năng ra hoa, chúng có thể tạo ra hoa đực, hoa cái trên cùng một cây. Hoa đực của chúng thông thường có màu vàng, nhưng đôi khi lại ngả sang màu trắng. Còn hoa cái của cây thông thường sẽ có màu xanh lục. Cả hoa đực và hoa cái mọc đơn lẻ với nhau hoặc đôi khi có thể mọc thành từng cặp trên cây. Khi hoa tàn sẽ tạo thành quả, quả Duối có dạng thuôn dài hình trứng. Khi chín có vị ngọt và bên trong có một số ít hạt nhỏ.
Tác dụng của cây Duối
Cây Duối có tác dụng làm cảnh, tác dụng chữa bệnh và nhiều tác dụng khác.
Tác dụng làm cây cảnh
Cây Duối cảnh là loại cây bonsai quý hiếm. Đây là loại cây sống lâu năm thân hình cổ thụ với mức giá thị trường rất cao. Cây Duối cảnh được những nghệ nhân cây cảnh uốn vào tạo thành những hình bắt mắt. Song song đó là thể hiện ra các ý nghĩa khác nhau.
Cây thể hiện sự mạnh mẽ, bất khuất và sức sống tiềm tàng và khát vọng bất diệt. Người ta thường nói nhìn vào cây cảnh cũng có thể hiểu được một phần tính cách của gia chủ.
Không chỉ vậy, cây Duối cảnh còn góp phần tạo nên nên vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn. Giúp thu hút tài lộc, đem lại không gian sống xanh, thoáng mát cho gia đình.
Tác dụng chữa bệnh
Cây Duối có thể sử dụng được tất cả các bộ phận của nó để làm thuốc. Có thể kết hợp với các vị thuốc khác để trở thành một phương thuốc quý giá. Những bộ phận như: rễ, lá, vỏ cây, thân, cành, hoa, quả của cây đều sử dụng để làm thuốc.
Tốt cho người mắc phải bệnh sỏi thận
Với những người bệnh mắc sỏi thận thì bài thuốc chữa trị từ cây là một bài thuốc quý. Sử dụng khoảng 15 chiếc lá Duối sau đó đem rửa sạch lại với nước. Bạn có thể đem ngâm cùng nước muối để đảm bảo sạch hơn. Sau khi chắc chắn rằng lá đã sạch bạn cắt lá thành từng mảnh nhỏ. Thì đem xay nhuyễn cùng với 250ml nước lọc, xay thật nhuyễn thì lọc lấy nước riêng và cặn riêng. Còn phần nước đã lọc sạch đem bỏ vào chai hoặc bình nước để uống mỗi ngày trước khi ngủ.
Sau khi sử dụng liên tục trong tuần thì bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi của sức khỏe. Sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện lên đáng kể. Nếu cứ kiên trì như thế thì kết quả đạt được sẽ rất tốt. Tuy nhiên, lá Duối chỉ có kết quả đối với bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận ở thời kỳ đầu.
Trị mụn nhọt
Với các nốt mụn nhọt do viêm, các bạn nên dùng nhựa của cây Duối. Ta bôi lên giấy hoặc băng gạc sau đó dán lên vùng da bị mụn nhọt. Cứ sử dụng liên tục một ngày từ 1-2 lần. Cứ như thế sau 2-3 ngày mụn nhọt sẽ tiêu sưng và tiêu giảm nhanh chóng.
Chữa trị sâu răng hiệu quả
Vỏ Duối có tác dụng trong việc chữa trị sâu răng hiệu quả. Để sử dụng vỏ Duối bạn cần đem ngâm với rượu đặc. Để khoảng 10 ngày thì bạn có thể sử dụng. Bạn lấy một cái tăm bông rồi tẩm ướt nó bằng rượu vỏ đã ngâm. Sau đó chấm vào vùng bị sưng đau. Cơn đau của bạn sẽ nhanh chóng biến mất, cứ như thế sử dụng đến khi cảm thấy suy giảm.
Tác dụng khác
Là loại cây có tuổi thọ cao với tuổi đời lâu, sống khỏe dù ở những điều kiện khắc nghiệt. Những năm nay khi chưa được biết tới với vai trò là cây cảnh. Thì cây Duối được xem là một cây bóng mát của người dân. Còn được người dân sử dụng làm hàng rào xung quanh nhà vì cành cây của nó nhiều chằng chịt.
Không những thế, cây gỗ Duối còn được người dân sử dụng để lấy gỗ làm nhà. Hoặc làm dao, làm chạc súng, làm cán của xẻng, quốc… Nó xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống đời thường của người dân.
Theo các quan niệm xưa thì cây còn được dùng để trừ tà khí, vận xui cho các gia chủ.
Ý nghĩa của cây Duối cảnh trong phong thủy
Cây Duối là giống cây lâu năm nên được nhiều người ưa thích với ý nghĩa phong thuỷ, mang tài lộc cho gia đình. Khi bày trí cây trong nhà thì gia đình sẽ hạnh phúc, bình an với mọi người, con đường công danh sự nghiệp, đường tình duyên sẽ trở nên rộng mở hơn.
Đây cũng là giống cây được sử dụng để trừ tà, giúp gia đình có cuộc sống hạnh phúc hơn. Từ xa xưa, với ý nghĩa trừ tà Duối cảnh đã được trồng nhiều ở các lăng mộ, các di chỉ cổ và trong cung vua. Đây là loại cây cảnh mà các vua chúa yêu thích.
Phân loại cây Duối cảnh
Thực tế cây Duối chỉ có một loại duy nhất. Nhưng những nghệ nhân đã cố gắng sáng tạo để tạo ra các thế cây khác nhau. Để giúp bạn dễ dàng lựa chọn theo sở thích. Cụ thể như sau:
Duối cổ Thế võ Bình Định
Nhìn qua bạn sẽ thấy cây giống như một người đang tập võ với thế nghiêng mình. Tuy nhiên nếu nhìn ở một góc độ khác thì bạn sẽ lại thấy cây có hình dáng riêng. Hay một hình tượng khá thú vị.
Cây Duối bonsai mini
Cây Duối này có hình dáng bắt mắt, độc lạ. Tuy cây nhỏ nhắn nhưng lại cực nổi bật chắc chắn sẽ khiến cho bạn bị mê mẩn. Thân cây uốn lượn như con rắn đang cuộn mình, thân cây to tròn và vô cùng chắc khỏe.
Cây Duối Bàn Tay Phật
Cây này có hình ảnh giống như bàn tay Phật nên trông khá đặc biệt. Đặc biệt cây có lá xanh mướt giúp không gian thêm phần sang trọng và quý tộc.
Những thế cây bonsai được ưa chuộng nhất
Sau đây là một số thế cây Duối bonsai được ưa chuộng nhất khi lựa chọn làm cây cảnh:
Thế tam đa
Tam đa bao gồm: đa phúc , đa lộc và đa thọ. Đây là ước muốn chung của tất cả các gia đình.
Thế cây được tạo bởi 2 cành và 1 ngọn, kiểu cổ. Phần cây được cắt tỉa tròn trịa như hình đĩa xôi, bắt buộc phải mang dáng tròn
Hiện nay cành và ngọn được toả linh hoạt và tự nhiên tùy vào sở thích của gia chủ.
Cây Duối thế vũ trụ
Với thế này, thì cây bắt buộc phải là cổ thụ, gốc rễ lồi lõm. Và xòe ra tứ phía thân cây to xù xì và thẳng. Những phần cành được chiết chi từ 3 đến 5 tán to uốn theo hình quạt, nằm ngang. Hướng các ngọn theo hình nón chứ không vươn lên cao.
Thế trung bình cong
Là kiểu thân uốn lượn cong cong, bộ rễ cây chân nôm hay hình thú thì càng đẹp hơn.
Thân ngay phần đầu đã cong về một bên, tán thứ nhất ngả về hướng thân cây.
Những phần thứ hai phải uốn cong lại theo quy căn . Đến đoạn thứ ba thì sửa thành dáng trực. iữa ở thế trung bình, còn các chi nhánh uốn lượn tứ diện, so le nhau dưới to trên nhỏ. Ngọn cây uốn như đuôi cá.
Thế trực liên chi
Thế trực liên chi cũng là cây có dáng trực thẳng đứng biến hoá ra từ thế trực quân tử. Nhưng liên chi là nhiều cành nhánh quấn vào nhau, ôm sát vào thân cây. Sau đó mới xèo ra ngoài làm tán theo tứ diện, sum suê. Còn tán cây ở các mặt nào cũng phải đều, cân đối và đẹp. Dáng cây biểu hiện cho sự hạnh phúc, ấm no sung mãn, vui tươi và luôn hạnh phúc.
Cách trồng và chăm sóc cây Duối
Trồng cây
- Cây Duối có thể sinh sống tốt trên nhiều loại đất nên việc chuẩn bị đất trồng cũng đơn giản. Nên bổ sung thêm xơ dừa, phân chuồng để tăng độ tơi xốp, dinh dưỡng, giúp cây con phát triển tốt.
- Bạn có thể nhân giống cây Duối bằng gieo hạt và chiết cành. Trong đó chiết cành được lựa chọn nhiều hơn vì cây sinh trưởng nhanh.
- Cách thực hiện không khác gì các loại cây khác. Bạn chọn cành không quá già nhưng to khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh. Khoanh vỏ, chùi cho hết mủ chảy ra sau đó đắp bầu đất vào cùng vỏ đã khoanh.
- Tưới 1 ít nước, sau một thời gian là cành sẽ bén rễ. Bạn cắt cành và trồng xuống đất đã chuẩn bị từ trước. Tiếp tục chăm sóc là cành sẽ phát triển thành một cây mới.
Chăm sóc cây
- Tưới nước: là cây ưa ẩm và chịu úng tốt, bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây Duối. Tốt nhất là tưới hàng ngày, khi tưới không cần quá nhiều, chỉ cần đủ ẩm đất. Không để cây bị khô hạn lâu ngày bởi cây không chịu được hạn gắt.
- Dinh dưỡng: định kỳ 3 – 4 tháng bạn bón phân cho cây một lần. Nên bón phân hữu cơ thay vì phân hóa học. Khi bón nhớ rải xa gốc cây để tránh phân sót gây cháy cây.
- Ánh sáng: cây ưa sáng và có thể chịu bóng, bạn có thể đặt cây ở bất cứ đâu. Nhưng tốt nhất là nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Khi cây còn nhỏ thì nên che chắn mỗi khi nắng quá gắt.
- Cắt tỉa: nếu trồng bonsai, thường xuyên kiểm tra để loại bỏ cành lá hư thối. Vào mùa cây thay lá, hãy tận dụng để uốn cây theo ý muốn của mình.
- Phòng trừ sâu bệnh: cây Duối ít khi bị sâu bệnh, bạn chỉ cần thường xuyên quan sát. Nếu thấy sâu hay rầy bám lá thì mua thuốc về phun là được.
Lưu ý: nếu trồng bonsai, các bước chăm sóc bạn nên giảm đi một bậc. Nếu chăm sóc quá tốt sẽ khiến cây sinh trưởng nhanh, làm bể dáng của cây.
Với những thông tin chi tiết về cây Duối qua bài viết trên của plant.vn đem đến. Hy vọng sẽ giúp quý độc giả có thêm những kiến thức đáng quý về loại thảo dược quý này. Chắc hẳn bạn đã đủ kinh nghiệm để tự mình chăm sóc một cây Duối khỏe mạnh phải không nào? Chúc các bạn thành công!!